Sửa đổi tên khai sinh trên bằng tốt nghiệp cấp II thì bằng có giá trị hay không? Hồ sơ, thủ tục sửa đổi tên khai sinh trên bằng tốt nghiệp cấp II được thực hiện như thế nào?
Sửa đổi tên khai sinh trên bằng tốt nghiệp cấp II thì bằng có giá trị hay không?
Tại khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch cu thể như sau:
Phạm vi thay đổi hộ tịch
1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Đồng thời tại Điều 22 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có quy định:
Các trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau:
1. Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch;
2. Được xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
3. Được bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch;
4. Được đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh.
Theo đó, người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người học được cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch.
Như vậy, trong trường hợp trên, nếu có sự thay đổi về hộ tịch (thay đổi họ tên) thì sau khi đổi tên người học có quyền yêu cầu sửa đổi nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp của mình theo họ tên đã thay đổi và các giấy tờ chứng minh việc thay đổi trước khi nộp bằng tốt nghiệp xin vào trường cấp III.
Sửa đổi tên khai sinh trên bằng tốt nghiệp cấp II thì bằng có giá trị hay không?
Trình tự thủ tục sửa đổi tên khai sinh trên bằng tốt nghiệp cấp II được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ và trình tự thủ tục sửa đổi tên khai sinh trên bằng tốt nghiệp cấp II được quy định tại Điều 23 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
* Về hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
- Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ;
- Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa; (Các tài liệu này là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính)
- Trích lục hoặc quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; (Các tài liệu này là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính)
- Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn; (Các tài liệu này là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính)
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ. Thông tin ghi trên các giấy tờ này phải phù hợp với đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ (Các tài liệu này là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính)
Lưu ý: Trường hợp tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ nêu trên (trừ đơn đề nghị chỉnh sửa) là bản sao không có chứng thực thì người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ phải xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu;
Người tiếp nhận hồ sơ phải ký xác nhận, ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
* Về trình tự chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
- Người đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lòi bằng văn bản và nêu rõ lý do
- Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trong văn bằng, chứng chỉ. Quyết định chỉnh sửa phải được lưu trong hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ.
- Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ghi đầy đủ thông tin về văn bằng, chứng chỉ, các nội dung được chỉnh sửa của văn bằng, chứng chỉ vào phụ lục sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.
Việc chỉnh sửa tên khai sinh trên bằng tốt nghiệp cấp II do ai có thẩm quyền quyết định?
Tại Điều 21 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ như sau:
Thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
Người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.
Từ quy định trên, người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.
Như vậy, liên quan đến việc sửa đổi tên khai sinh trên tấm bằng tốt nghiệp cấp II sẽ do thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản lý sổ gốc cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?