Sứ mạng của trường cao đẳng sư phạm là gì? Trường cao đẳng sư phạm được đặt tên theo nguyên tắc nào?
Sứ mạng của trường cao đẳng sư phạm là gì?
Theo Điều 2 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu và sứ mạng của trường cao đẳng sư phạm như sau:
Mục tiêu và sứ mạng của trường cao đẳng sư phạm
1. Trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trình độ cao đẳng và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng và hiệu quả, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương và cả nước; đào tạo, bồi dưỡng các trình độ của giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và nhu cầu về nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
2. Mục tiêu và sứ mạng của trường cao đẳng sư phạm được cụ thể hóa trong kế hoạch và chiến lược phát triển của trường cao đẳng sư phạm, bảo đảm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam.
Theo đó, sứ mạng của trường cao đẳng sư phạm được cụ thể hóa trong kế hoạch và chiến lược phát triển của trường cao đẳng sư phạm, bảo đảm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam.
Trường cao đẳng sư phạm (Hình từ Internet)
Trường cao đẳng sư phạm được đặt tên theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc đặt tên, đổi tên trường cao đẳng sư phạm như sau:
Nguyên tắc đặt tên, đổi tên trường cao đẳng sư phạm
1. Tên bằng tiếng Việt của trường cao đẳng sư phạm gồm các cụm từ sau:
a) Cụm từ xác định loại trường: Trường Cao đẳng Sư phạm;
b) Cụm từ “trung ương” nếu là trường trực thuộc các bộ, ngành trung ương;
c) Cụm từ xác định tên riêng: tên địa phương, tên danh nhân văn hóa, lịch sử, tên cá nhân, tổ chức (nếu có) và tên riêng khác. Cụm từ xác định tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính của trường. Việc đặt tên riêng của trường không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của trường khác đã thành lập trước đó, bảo đảm sự trong sáng của ngôn ngữ, không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; không được gây nhầm lẫn về đẳng cấp, thứ hạng trường, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường.
2. Tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, đúng nghĩa tên tiếng Việt, phải sử dụng các thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế, không dịch tên cá nhân.
3. Tên bằng tiếng Việt của trường cao đẳng sư phạm được ghi trong quyết định thành lập, con dấu, biển hiệu, các văn bản, giấy tờ giao dịch của trường và được gắn tại trụ sở chính, phân hiệu của trường.
Theo quy định trên, tên của trường cao đẳng sư phạm gồm các cụm từ sau:
+ Cụm từ xác định loại trường: Trường Cao đẳng Sư phạm.
+ Cụm từ “trung ương” nếu là trường trực thuộc các bộ, ngành trung ương.
+ Cụm từ xác định tên riêng: tên địa phương, tên danh nhân văn hóa, lịch sử, tên cá nhân, tổ chức (nếu có) và tên riêng khác.
Lưu ý rằng: Cụm từ xác định tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính của trường.
Việc đặt tên riêng của trường không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của trường khác đã thành lập trước đó, bảo đảm sự trong sáng của ngôn ngữ, không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; không được gây nhầm lẫn về đẳng cấp, thứ hạng trường, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Việc quản lý đối với trường cao đẳng sư phạm được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT về quản lý đối với trường cao đẳng sư phạm như sau:
Quản lý đối với trường cao đẳng sư phạm
1. Trường cao đẳng sư phạm trong Điều lệ này gồm có: trường cao đẳng sư phạm trung ương và trường cao đẳng sư phạm địa phương, trong đó:
a) Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, phân hiệu;
b) Trường cao đẳng sư phạm địa phương trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trường cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi tham gia đào tạo các ngành, nghề đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ và phân công của Chính phủ đối với trường cao đẳng sư phạm theo quy định tại Điều lệ này và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.
Như vậy, trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, phân hiệu.
Trường cao đẳng sư phạm địa phương trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?