Sử dụng phần mềm Microsoft nhưng chưa có bản quyền Window, có cần phải mua phần mềm bản quyền cho các máy tính đang sử dụng hay không? Nếu không mua có bị xử lý vi phạm không?
Các loại hình tác phẩm nào thì được bảo hộ quyền tác giả?
Theo khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo họ quyền tác giả như sau:
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm sân khấu;
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
- Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
- Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
- Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu là một trong các loại hình tác phẩm được pháp luật bảo hộ quyền tác giả.
Phần mềm máy tính
Có phải mua bản quyền của chương trình máy tính cho các máy tính đang sử dụng không?
Căn cứ Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu như sau:
“Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
2. Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.”
Như vậy, phần mềm là dạng tác phẩm khoa học được bảo hộ quyền tác giả. Việc cài vào máy tính khi chưa mua bản quyền phần mềm được xem là hành vi sao chép tác phẩm không được phép của chủ sở hữu. Theo đó để việc sử dụng chương trình máy tính hợp pháp, đúng quy định thì công ty nên mua bản quyền để sử dụng. Vì vậy công ty bạn cần phải mua bản quyền chương trình máy tính cho các máy tính đang sử dụng phần mềm đó.
Nếu không mua có bị xử lý vi phạm không?
Trường hợp không mua bản quyền, công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan như sau:
"Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Theo đó, hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Đồng thời, buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Bởi vì công ty bạn là doanh nghiệp, tổ chức nên khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.
Thẩm quyền xử phạt thuộc về cơ quan nào?
Thẩm quyền xử phạt được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 129/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 36. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Các chức danh quy định tại các Điều 37, 38, 39, 40a, 40b, 40c và 40d của Nghị định này; công chức, viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch; người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng; cảnh sát viên Cảnh sát biển; công chức Hải quan; Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan; Kiểm soát viên thị trường đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.”
Theo đó, trong các cơ quan này, cơ quan nào phát hiện đều có quyền xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về 05 biểu mẫu về điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ mới nhất theo Nghị định 135?
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?