Sử dụng người lao động cao tuổi làm việc khai thác mỏ hầm lò có vi phạm quy định pháp luật không?
- Khai thác mỏ, hầm lò có phải công việc nặng nhọc không?
- Sử dụng người lao động cao tuổi làm việc khai thác mỏ, hầm lò có vi phạm pháp luật không?
- Mức phạt đối với hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm việc khai thác mỏ, hầm lò trái luật bị xử phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt tổ chức sử dụng người lao động cao tuổi làm việc khai thác mỏ, hầm lò trái luật không?
Khai thác mỏ, hầm lò có phải công việc nặng nhọc không?
Chiếu theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì khai thác mỏ hầm lò là một trong những công việc nặng nhọc.
Do đó, khi sử dụng lao động làm việc khai thác mỏ hầm lò cần chú ý đảm bảo các quy định của pháp luật về điều kiện sử dụng cũng như các quy định khác liên quan.
Sử dụng người lao động cao tuổi làm việc khai thác mỏ hầm lò (hình từ Internet)
Sử dụng người lao động cao tuổi làm việc khai thác mỏ, hầm lò có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Theo quy định trên, người sử dụng lao động không được thuê người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Như vậy, người sử dụng lao động thuê người lao động cao tuổi làm việc khai thác hầm mỏ vi phạm pháp luật khi không bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn cho đối tượng này khi học thực hiện công việc.
Mức phạt đối với hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm việc khai thác mỏ, hầm lò trái luật bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi, người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
a) Không tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ;
b) Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Theo quy định trên, người sử dụng lao động bắt người lao động cao tuổi làm việc khai thác mỏ hầm lò mà không bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt hành chính trên là mức phạt đối với cá nhân thuê người lao động cao tuổi làm việc khai thác mỏ hầm lò mà không bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn. Đối với doanh nghiệp mức xử phạt hành chính sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt tổ chức sử dụng người lao động cao tuổi làm việc khai thác mỏ, hầm lò trái luật không?
Căn cứ khoản 3 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
Theo đó, mức xử phạt tối đa đối với tổ chức sử dụng người lao động cao tuổi làm việc khai thác mỏ hầm lò trái luật là 30.000.000 đồng (thấp hơn mức xử phạt tối đa mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền xử lý là 75.000.000 đồng).
Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền xử lý tổ chức sử dụng người lao động cao tuổi làm việc khai thác mỏ, hầm lò trái luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?