Sử dụng mạng viễn thông dùng riêng vào mục đích kinh doanh dịch vụ viễn thông thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Mạng viễn thông dùng riêng được sử dụng cho mục đích nào?
Theo quy định khoản 12 Điều 3 Luật Viễn thông 2009 về mạng viễn thông dùng riêng như sau:
Mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do tổ chức hoạt động tại Việt Nam thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông cho các thành viên của mạng không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng.
Theo quy định trên, mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do tổ chức hoạt động tại Việt Nam thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông cho các thành viên của mạng.
Và việc sử dụng mạng viễn thông dùng riêng không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng.
Mạng viễn thông dùng riêng (Hình từ Internet)
Sử dụng mạng viễn thông dùng riêng vào mục đích kinh doanh dịch vụ viễn thông thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 4 Điều 17 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 3 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về thực hiện Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng như sau:
Vi phạm các quy định về thực hiện Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ cho tổ chức hoặc cá nhân không phải là thành viên của mạng viễn thông dùng riêng.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mạng viễn thông dùng riêng vào mục đích kinh doanh dịch vụ viễn thông.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, tổ chức sử dụng mạng viễn thông dùng riêng vào mục đích kinh doanh dịch vụ viễn thông thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức sử dụng mạng viễn thông dùng riêng vào mục đích kinh doanh không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 120 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Phân định thẩm quyền
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
...
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14; các khoản 1, 2 và 3 Điều 15; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 16; Điều 17; khoản 1 Điều 18; các Điều 20 và 21; các khoản 1 và 2 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 25; các khoản 1, 2 và 3 Điều 26; khoản 1 Điều 27; các Điều 28, 29, 30, 31 và 32; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11 và 12 Điều 33; các khoản 1, 2 và 3 Điều 34; các Điều 35, 36, 37, 38, 39, 40 và 41; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42; khoản 1 Điều 43; các Điều 44, 45, 46 và 47; các khoản 1 và 2 Điều 48; khoản 1 Điều 49; các Điều 50 và 51; các khoản 1 và 2 Điều 52; các Điều 53 và 54; các khoản 1, 2 và 3 Điều 55; các Điều 56 và 57; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 58; khoản 1 Điều 59; các Điều 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72 và 73; các khoản 1, 2 và 3 Điều 74; các khoản 1 và 2 Điều 77; các Điều 78, 79, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92 và 93; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 94; các khoản 1, 2 và 3 Điều 95; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 96; các Điều 98, 99, 100, 101 và 102; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 103; các khoản 1,2, 3, 4 và 5 Điều 104; các Điều 105 và 106; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 107; khoản 1 Điều 108; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 109; khoản 1 Điều 110; các khoản 1, 2 và 3 Điều 111; các khoản 1 và 2 Điều 112; Điều 113 Nghị định này.
...
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, tổ chức sử dụng mạng viễn thông dùng riêng vào mục đích kinh doanh dịch vụ viễn thông thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất 100.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?