Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng bị xử lý như thế nào?
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong chăn nuôi?
Theo Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 thì những hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi bao gồm:
- Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
- Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
- Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
- Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
- Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
- Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
- Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
- Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
- Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
- Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
- Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
Kháng sinh trong thức ăn
Những hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP thì hình thức xử phạt, khắc phục hậu quả bao gồm:
- Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
- Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Tước quyền sử dụng Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
- Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này được áp dụng như sau:
+ Buộc thu hồi giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
+ Buộc tái chế sản phẩm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
+ Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
+ Buộc tái xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm;
+ Buộc tiêu hủy chất cấm, nguyên liệu không có trong Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, động vật, sản phẩm giống vật nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi;
+ Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi; hủy bỏ kết quả khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi;
+ Buộc sửa đổi thông tin đối với lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo;
+ Hủy bỏ thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định;
+ Buộc cải chính thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Buộc sử dụng vật nuôi đúng mục đích nhập khẩu;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
+ Buộc thả chim yến về môi trường tự nhiên;
+ Buộc thực hiện biện pháp giảm tiếng ồn theo quy định;
+ Buộc di dời vật nuôi, trang trại chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định;
+ Buộc xử lý nhiệt đối với động vật vi phạm theo quy định;
+ Buộc giảm quy mô chăn nuôi cho phù hợp với khoảng cách theo quy định.
+ Buộc nộp lại Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi; Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong giấy cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp.
Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 3, khoản 5 Điều 28 Nghị định 14/2021/NĐ-CP thì sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng bị xử lý như sau:
- Hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi nông hộ;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
- Biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;
+ Buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân (khoản 2 Điều 5 Nghị định này).
Như vậy, tùy tính chất mức độ thì cá nhân có hành vi sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng sẽ bị phạt tiền và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh, trường hợp không thể chuyển đổi thì buộc tiêu hủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?