Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá có được xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?
Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt khi dấu hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng đúng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi điểm c khoản 22 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 về khả năng phân biệt của nhãn hiệu như sau:
Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá ba năm, trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng của người khác trước ngày nộp đơn đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
...
Như vậy, nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt khi có dấu hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng của người khác trước ngày nộp đơn đăng ký cho hàng hóa trùng nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.
Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt khi dấu hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng đúng không? (Hình từ Internet)
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá có bị xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý như sau:
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
...
Như vậy, việc sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá được xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nếu việc này có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng (kể cả hàng hoá không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá mang nhãn hiệu nổi tiếng).
Lưu ý: Nếu được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì không bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi nào?
Tại khoản 5 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:
- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
- Bán, chào bán, quảng cáo để bán, trưng bày để bán, tàng trữ để bán, vận chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;
- Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nào có thẩm quyền gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất cho tổ chức đối với công trình có quy mô từ 3.000 m³/ngày đêm?
- Điều kiện để tách thửa đất là đảm bảo phải có lối đi được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có?
- Số dư khi đóng tài khoản thanh toán được xử lý thế nào? Tài khoản thanh toán sẽ bị đóng khi cá nhân là chủ tài khoản chết?
- Lời chúc Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18 11 2024 ý nghĩa? Lời chúc Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2024?
- Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư do Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư công bao gồm ai?