Sử dụng dấu hiệu của nhãn hiệu nổi tiếng dưới dạng dịch nghĩa thì có được xem là hành vi xâm phạm nhãn hiệu hay không?

Cho tôi hỏi đối với trường hợp sử dụng nhãn hiệu từ một thương hiệu có tiếng nhưng dưới dạng dịch nghĩa từ nhãn hiệu nổi tiếng đó thì hành vi này có được xem là xâm phạm nhãn hiệu hay không? Câu hỏi của chị Trang từ TP.HCM.

Dấu hiệu bị coi là yếu tố xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng sẽ bao gồm những dấu hiệu nào?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định về yếu tố xâm phạm nhãn hiệu như sau:

Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
...
3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.
4. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều này hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
...

Như vậy, yếu tố xâm phạm nhãn hiệu đối với nhãn hiệu nổi tiếng gồm một số dấu hiệu như sau:

- Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc);

Một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

- Hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Sử dụng dấu hiệu của nhãn hiệu nổi tiếng dưới dạng dịch nghĩa thì có được xem là hành vi xâm phạm nhãn hiệu hay không?

Sử dụng dấu hiệu của nhãn hiệu nổi tiếng dưới dạng dịch nghĩa thì có được xem là hành vi xâm phạm nhãn hiệu hay không? (Hình từ Internet)

Sử dụng dấu hiệu của nhãn hiệu nổi tiếng dưới dạng dịch nghĩa thì có được xem là hành vi xâm phạm nhãn hiệu hay không?

Căn cứ Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý như sau:

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
...

Theo đó, việc sử dụng dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa từ nhãn hiệu nổi tiếng được xem là hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Việc xác định một nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng cần dựa vào những yếu tố nào?

Căn cứ Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) thì việc xem xét, đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng được lựa chọn từ một số hoặc tất cả các tiêu chí sau đây:

(1) Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

(2) Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

(3) Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

(4) Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

(5) Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

(6) Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

(7) Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

(8) Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Nhãn hiệu nổi tiếng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhãn hiệu nổi tiếng là gì theo quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?
Pháp luật
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá có được xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?
Pháp luật
Tiêu chí để xem xét đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng có bao gồm tiêu chí về số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu không?
Pháp luật
Có thể chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng thông qua số lượng hàng hóa mang nhãn hiệu đó đã tiêu thụ hay không?
Pháp luật
Sử dụng dấu hiệu của nhãn hiệu nổi tiếng dưới dạng dịch nghĩa thì có được xem là hành vi xâm phạm nhãn hiệu hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhãn hiệu nổi tiếng
1,033 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhãn hiệu nổi tiếng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhãn hiệu nổi tiếng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào