Sự cố giao thông đường sắt là gì? Giải quyết sự cố giao thông đường sắt phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Sự cố giao thông đường sắt là gì?
Sự cố giao thông đường sắt là được giải thích theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT như sau:
Sự cố giao thông đường sắt là vụ việc xảy ra trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt gây trở ngại đến chạy tàu nhưng chưa xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
Tai nạn giao thông đường sắt là việc phương tiện giao thông đường sắt xảy ra đâm nhau, trật bánh, đổ tàu; đâm, va vào người, phương tiện giao thông khác và ngược lại hoặc phương tiện giao thông đường sắt đang hoạt động đâm, va vào chướng ngại vật gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản; cháy tàu đường sắt đô thị.
Theo đó, sự cố giao thông đường sắt là vụ việc xảy ra trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt gây trở ngại đến chạy tàu nhưng chưa xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
Giải quyết sự cố giao thông đường sắt phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Sự cố giao thông đường sắt được giải quyết dựa vào các nguyên tắc được quy định ở Điều 4 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT cụ thể:
Nguyên tắc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
1. Nguyên tắc giải quyết sự cố giao thông đường sắt:
a) Các sự cố giao thông đường sắt phải được lập biên bản;
b) Khi sự cố giao thông đường sắt xảy ra ở khu gian, việc lập biên bản do trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) thực hiện. Trường hợp sự cố giao thông đường sắt xảy ra trong phạm vi ga, việc lập biên bản do trực ban chạy tàu hoặc trưởng ga hoặc nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga (đối với đường sắt đô thị) thực hiện;
c) Sự cố giao thông đường sắt phải được thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt:
a) Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đường sắt phải phối hợp giải quyết bảo đảm an toàn, khôi phục giao thông nhanh chóng và kịp thời;
b) Phải tổ chức cứu giúp ngay đối với người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và người bị nạn;
c) Các vụ tai nạn giao thông đường sắt phải được lập biên bản, thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của Thông tư này;
d) Các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt phải có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết; không được gây trở ngại cho việc khôi phục giao thông vận tải đường sắt sau khi tai nạn xảy ra trên đường sắt;
đ) Việc tổ chức khôi phục hoạt động giao thông vận tải đường sắt không được gây trở ngại cho công tác điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng;
e) Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt được quyền huy động mọi nguồn lực tại chỗ để phục vụ cho công tác cứu chữa, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt.
Như vậy, giải quyết sự cố giao thông đường sắt phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Các sự cố giao thông đường sắt phải được lập biên bản;
- Khi sự cố giao thông đường sắt xảy ra ở khu gian, việc lập biên bản do trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) thực hiện.
Trường hợp sự cố giao thông đường sắt xảy ra trong phạm vi ga, việc lập biên bản do trực ban chạy tàu hoặc trưởng ga hoặc nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga (đối với đường sắt đô thị) thực hiện;
- Sự cố giao thông đường sắt phải được thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Sự cố giao thông đường sắt (Hình từ Internet)
Nguyên nhân gây ra sự cố giao thông đường sắt gồm những nguyên nhân nào?
Nguyên nhân gây ra sự cố giao thông đường sắt quy định ở Điều 7 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT cụ thể:
Phân loại theo nguyên nhân
Sự cố, tai nạn giao thông đường sắt bao gồm sự cố, tai nạn do nguyên nhân chủ quan và sự cố, tai nạn do nguyên nhân khách quan:
1. Sự cố, tai nạn do nguyên nhân chủ quan là sự cố, tai nạn xảy ra do tổ chức, cá nhân thuộc các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt vi phạm pháp luật về giao thông vận tải đường sắt gây ra.
2. Sự cố, tai nạn do nguyên nhân khách quan là sự cố, tai nạn do nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, địch họa) hoặc các nguyên nhân khác không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo đó, sự cố giao thông đường sắt bao gồm sự cố do nguyên nhân chủ quan và sự cố do nguyên nhân khách quan:
- Sự cố giao thông đường sắt do nguyên nhân chủ quan là sự cố giao thông đường sắt xảy ra do tổ chức, cá nhân thuộc các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt vi phạm pháp luật về giao thông vận tải đường sắt gây ra.
- Sự cố giao thông đường sắt do nguyên nhân khách quan là sự cố giao thông đường sắt do nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, địch họa) hoặc các nguyên nhân khác không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?