Sự cố nổ lò hơi gây chết người lao động ở công ty sản xuất gỗ có phải là tai nạn lao động hay không?
- Sự cố nổ lò hơi gây chết người lao động ở công ty sản xuất gỗ có phải là tai nạn lao động hay không?
- Công ty sản xuất gỗ phải khai báo tai nạn lao động khi phát hiện sự cố nổ lò hơi gây chết người trong thời gian bao lâu?
- Công ty sản xuất gỗ không khai báo tai nạn lao động kịp thời khi phát hiện sự cố nổ lò hơi gây chết người thì có bị xử phạt không?
Sự cố nổ lò hơi gây chết người lao động ở công ty sản xuất gỗ có phải là tai nạn lao động hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
...
Như vậy, theo quy định trên thì sự cố nổ lò hơi gây chết người lao động trong quá trình làm việc ở công ty sản xuất gỗ được xem là tai nạn lao động.
Sự cố nổ lò hơi gây chết người lao động ở công ty sản xuất gỗ có phải là tai nạn lao động hay không? (Hình từ Internet)
Công ty sản xuất gỗ phải khai báo tai nạn lao động khi phát hiện sự cố nổ lò hơi gây chết người trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về thời gian khai báo tai nạn lao động như sau:
Thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động
1. Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn phải khai báo theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động như sau:
a) Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp huyện);
...
3. Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, thì việc khai báo theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
a) Ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động;
b) Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, pháp luật không quy định thời gian cụ thể để thực hiện việc khai báo khi có tai nạn lao động xảy ra.
Tuy nhiện, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm báo ngay với Ủy ban nhân dân xã tại nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý theo quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 34 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015
Công ty sản xuất gỗ không khai báo tai nạn lao động kịp thời khi phát hiện sự cố nổ lò hơi gây chết người thì có bị xử phạt không?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 21 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động như sau:
Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
đ) Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
...
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai báo không kịp thời về tai nạn lao động.
Lưu ý, mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, đối với người sử dụng lao động là tổ chức có hành vi vi phạm thì áp dụng mức xử phạt gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân. (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Như vậy, đối với hành vi không khai báo tai nạn lao động kịp thời của công ty sản xuất gỗ khi phát hiện sự cố nổ lò hơi gây chết người thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?