Sự cần thiết của việc sáp nhập 63 tỉnh thành trong đề án sáp nhập các tỉnh thành theo Nghị quyết 1211?

Sự cần thiết của việc sáp nhập 63 tỉnh thành trong đề án sáp nhập các tỉnh thành theo Nghị quyết 1211? Tên các tỉnh hình thành sau sáp nhập tỉnh không được trùng với những tên nào theo Nghị quyết 1211? Việc sáp nhập tỉnh có lấy ý kiến của nhân dân hay không?

Sự cần thiết của việc sáp nhập 63 tỉnh thành trong đề án sáp nhập các tỉnh thành theo Nghị quyết 1211?

Theo Kết luận 126-KL/TW năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng uỷ Chính phủ một số nội dung, nhiệm vụ để tiếp tục thưc hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030, trong đó có nghiên cứu sáp nhập tỉnh, định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Và tại điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định về đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như sau:

Đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gồm có năm phần và phụ lục như sau:
a) Phần thứ nhất: căn cứ pháp lý và sự cần thiết;
b) Phần thứ hai: lịch sử hình thành và hiện trạng của các đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Phần này gồm lịch sử hình thành; vị trí địa lý; chức năng, vai trò đối với thành lập thành phố, thị xã, thị trấn; diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất; dân số và cơ cấu, thành phần dân cư (độ tuổi; dân số nội thành, nội thị; thành phần dân tộc; lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp); tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng, quốc phòng, an ninh và tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tại địa bàn; đánh giá chi tiết mức độ đạt được các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính quy định tại Nghị quyết này (nếu có);
c) Phần thứ ba: phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Phần này gồm hiện trạng diện tích tự nhiên, dân số (tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định đề án) của đơn vị hành chính cấp tỉnh, và của các đơn vị hành chính có liên quan đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và địa giới hành chính; kết quả sau khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính các cấp;
...

Như vậy, tại phần thứ nhất trong đề án sáp nhập 63 tỉnh thành tại Việt Nam phải nêu rõ căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc sáp nhập 63 tỉnh thành.

Danh sách 63 tỉnh thành của Việt Nam mới nhất 2025 theo Quyết định 719/QĐ-BTNMT năm 2023 gồm:

STT

63 tỉnh thành


ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

1

Hà Nội

2

Vĩnh Phúc

3

Bắc Ninh

4

Quảng Ninh

5

Hải Dương

6

Hải Phòng

7

Hưng Yên

8

Thái Bình

9

Hà Nam

10

Nam Định

11

Ninh Bình


TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

12

Hà Giang

13

Cao Bằng

14

Bắc Kạn

15

Tuyên Quang

16

Lào Cai

17

Yên Bái

18

Thái Nguyên

19

Lạng Sơn

20

Bắc Giang

21

Phú Thọ

22

Điện Biên

23

Lai Châu

24

Sơn La

25

Hoà Bình


BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

26

Thanh Hoá

27

Nghệ An

28

Hà Tĩnh

29

Quảng Bình

30

Quảng Trị

31

Thừa Thiên Huế

32

Đà Nẵng

33

Quảng Nam

34

Quảng Ngãi

35

Bình Định

36

Phú Yên

37

Khánh Hoà

38

Ninh Thuận

39

Bình Thuận


TÂY NGUYÊN

40

Kon Tum

41

Gia Lai

42

Đắk Lắk

43

Đắk Nông

44

Lâm Đồng


ĐÔNG NAM BỘ

45

Bình Phước

46

Tây Ninh

47

Bình Dương

48

Đồng Nai

49

Bà Rịa - Vũng Tàu

50

TP.Hồ Chí Minh


ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

51

Long An

52

Tiền Giang

53

Bến Tre

54

Trà Vinh

55

Vĩnh Long

56

Đồng Tháp

57

An Giang

58

Kiên Giang

59

Cần Thơ

60

Hậu Giang

61

Sóc Trăng

62

Bạc Liêu

63

Cà Mau

Lưu ý:

Hiện tại, cả nước có 63 tỉnh thành và chưa có quyết định chính thức nào của cơ quan có thẩm quyền quyết định cụ thể về việc sáp nhập đối với những tỉnh thành nào.

Sự cần thiết của việc sáp nhập 63 tỉnh thành trong đề án sáp nhập các tỉnh thành theo Nghị quyết 1211?

Sự cần thiết của việc sáp nhập 63 tỉnh thành trong đề án sáp nhập các tỉnh thành theo Nghị quyết 1211? (hình từ Internet)

Tên các tỉnh hình thành sau sáp nhập 63 tỉnh thành không được trùng với những tên nào theo Nghị quyết 1211?

Tại Điều 30 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định về tên của đơn vị hành chính như sau:

Tên của đơn vị hành chính thành lập mới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Tên được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số.
2. Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính, cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.
Tên của đơn vị hành chính cấp huyện thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tên của đơn vị hành chính cấp xã thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện.
3. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị hành chính có thể được đổi tên. Tên mới của đơn vị hành chính này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trình tự, thủ tục đổi tên đơn vị hành chính được thực hiện như đối với trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

Như vậy, tên các tỉnh hình thành sau sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 1211 phải được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số và không được trùng với tên của đơn vị hành chính, cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.

Việc sáp nhập 63 tỉnh thành có lấy ý kiến của nhân dân hay không?

Theo khoản 2 Điều 110 Hiến pháp 2013:

Điều 110.
1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
2. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.

Như vậy, việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính bao gồm cả sáp nhập 63 tỉnh thành phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo trình tự, thủ tục do luật định.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tờ trình đổi tên đơn vị hành chính sau sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện mới nhất: Có đơn xin nghỉ theo Nghị định 178 vẫn không giải quyết việc tự nguyện xin nghỉ nếu không đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Đề án sáp nhập các tỉnh được xây dựng dựa trên căn cứ nào? Tiến độ thực hiện xây dựng đề án sáp nhập các tỉnh theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 có diện tích và quy mô dân số như thế nào?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh mới sau sáp nhập 52 tỉnh thành 2025 phải đáp ứng tiêu chuẩn gì theo dự thảo Nghị quyết sắp xếp ĐVHC?
Pháp luật
Lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành 2025 thay đổi thế nào? Khi nào sáp nhập tỉnh thành 2025?
Pháp luật
Sáp nhập 63 tỉnh thành còn 34 tỉnh thành (dự kiến)? Danh sách các tỉnh thành sáp nhập 2025?
Pháp luật
23/34 tỉnh thành sau sáp nhập năm 2025 được xác định từ 52 tỉnh thành nào? Tiêu chuẩn 23 tỉnh sau sáp nhập ra sao?
Pháp luật
Sau sáp nhập tỉnh thành 2025 sẽ bầu cử lại chức danh lãnh đạo? Bảo lưu tiền lương CBCCVC sau sáp nhập tỉnh 2025?
Pháp luật
Trung ương xem xét đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện hoàn thiện trong tháng 4 được trình bởi cơ quan nào theo Kết luận 127?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
88 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào