Sơ yếu lý lịch thì cần công chứng hay chứng thực? Cách gọi công chứng Sơ yếu lý lịch có chính xác?
Sơ yếu lý lịch thì cần công chứng hay chứng thực? Cách gọi công chứng Sơ yếu lý lịch có chính xác?
Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP, tờ khai lý lịch cá nhân được áp dụng để chứng thực chữ ký. Tuy nhiên, người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo quy định. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
Chứng thực chữ ký được định nghĩa tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
Còn công chứng thì theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Từ các quy định này, có thể khẳng định, hiện nay Sơ yếu lý lịch đi xin việc chỉ được thực hiện theo thủ tục chứng thực chữ ký mà không tồn tại khái niệm công chứng Sơ yếu lý lịch.
Do đó, cách gọi Sơ yếu lý lịch công chứng là không đúng quy định của pháp luật mà chính xác phải là chứng thực Sơ yếu lý lịch.
Cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch được căn cứ theo điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
- Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
- Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.
Sơ yếu lý lịch thì cần công chứng hay chứng thực? Cách gọi công chứng Sơ yếu lý lịch có chính xác? (Hình từ Internet)
Phí chứng thực chữ ký Sơ yếu lý lịch hết bao nhiêu tiền?
* Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã; Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Mức thu phí chứng thực chữ ký Sơ yếu lý lịch được quy định tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC như sau:
Nội dung thu | Mức thu |
Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản | 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản |
* Đối với Phòng công chứng/Văn phòng công chứng
Mức phí chứng thực chữ ký Sơ yếu lý lịch được quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC như sau:
Nội dung thu | Mức thu |
Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản | 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản |
Như vậy, phí chứng thực chữ ký Sơ yếu lý lịch mới nhất hiện nay đều đồng giá là 10.000 đồng/trường hợp.
Người dân đi chứng thực chữ ký Sơ yếu lý lịch cần mang theo các giấy tờ nào?
Người dân đi chứng thực chữ ký Sơ yếu lý lịch cần mang theo các giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP gồm:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Sơ yếu lý lịch mình sẽ ký và yêu cầu chứng thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?