Số tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có phải nộp vào ngân sách nhà nước không theo quy định mới nhất?
Số tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có phải nộp vào ngân sách nhà nước không theo quy định mới nhất?
Số tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có phải nộp vào ngân sách nhà nước không căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Đầu tư 2020 quy định:
Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ các trường hợp sau đây:
...
Căn cứ khoản 10 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định cụ thể:
Thủ tục bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư
...
10. Số tiền bảo đảm thực hiện dự án chưa được hoàn trả được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau:
a) Dự án bị chậm tiến độ đưa vào khai thác, vận hành theo quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh tiến độ theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này;
b) Dự án bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 Luật Đầu tư.
...
Theo quy định trên, bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được thực hiện bằng 2 hình thức:
- Nhà đầu tư trực tiếp ký quỹ.
- Nhà đầu tư được ngân hàng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ký quỹ.
Lúc này, nếu nhà đầu tư vi phạm, rơi vào khoản 10 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP nêu trên thì nhà đầu tư không được hoàn trả số tiền ký quỹ chưa hoàn trả và phải nộp vào ngân sách nhà nước, cụ thể:
- Trường hợp nhà đầu tư trực tiếp ký quỹ thì số tiền ký quỹ chưa được hoàn sẽ được chuyển vào ngân sách nhà nước.
- Trường hợp nhà đầu tư được ngân hàng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ký quỹ thì phía ngân hàng có trách nhiệm nộp khoản tiền ký quỹ vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư (Hình từ Internet)
Thực hiện dự án đầu tư phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Dự án đầu tư được thực hiện theo các nguyên tắc đượ quy định tại Điều 42 Luật Đầu tư 2020 như sau:
- Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, việc chấp thuận chủ trương đầu tư phải được thực hiện trước khi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư có trách nhiệm tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về quy hoạch, đất đai, môi trường, xây dựng, lao động, phòng cháy và chữa cháy, quy định khác của pháp luật có liên quan, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có) và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được quy định như thế nào?
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo Điều 44 Luật Đầu tư 2020 quy định cụ thể:
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
- Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
- Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ các dự án đầu tư sau đây:
+ Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;
+ Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?