Sổ thuyền viên tàu biển Việt Nam được cấp lại trong trường hợp nào? Thủ tục cấp lại Sổ thuyền viên thực hiện ra sao?
Sổ thuyền viên tàu biển Việt Nam được cấp lại trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 50 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:
Trách nhiệm của người được cấp Sổ thuyền viên
Mỗi thuyền viên chỉ được cấp một Sổ thuyền viên. Thuyền viên có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản Sổ thuyền viên; không được tẩy, xóa, sửa chữa những nội dung trong Sổ thuyền viên, không được cho người khác sử dụng hoặc sử dụng trái với các quy định của pháp luật, trường hợp bị mất Sổ thuyền viên cần báo ngay bằng văn bản cho một trong các Cơ quan đăng ký thuyền viên và làm thủ tục cấp lại Sổ thuyền viên theo quy định.
Theo đó thì sổ thuyền viên tàu biển Việt Nam được lấp lại khi bị mất. Trường hợp bị mất Sổ thuyền viên cần báo ngay bằng văn bản cho một trong các Cơ quan đăng ký thuyền viên và làm thủ tục cấp lại Sổ thuyền viên theo quy định.
Sổ thuyền viên tàu biển Việt Nam được cấp lại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc cấp lại sổ thuyền viên tàu biển Việt Nam được thực hiện ra sao?
Việc cấp lại sổ thuyền viên tàu biển Việt Nam sẽ thực hiện theo thủ tục tại Điều 54 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
Thủ tục cấp lại Sổ thuyền viên
1. Thuyền viên đã được cấp Sổ thuyền viên sẽ được cấp lại Sổ thuyền viên trong trường hợp bị mất, bị hỏng, bị hết số trang sử dụng, hoặc bị sai thông tin.
2. Tổ chức, cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Sổ thuyền viên trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến một trong các cơ quan đăng ký thuyền viên. Hồ sơ cấp lại Sổ thuyền viên bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp lại Sổ thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) Sổ thuyền viên đã cấp (đối với trường hợp bị hỏng, hết số trang sử dụng hoặc bị sai thông tin);
c) Giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đối với trường hợp bị sai thông tin;
d) Bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
đ) Hai ảnh màu 4x6 cm, kiểu Chứng minh nhân dân chụp trong vòng sáu (06) tháng.
3. Cơ quan đăng ký thuyền viên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
b) Trường hợp nhận hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian chậm nhất hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thì cơ quan đăng ký thuyền viên gửi văn bản hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ.
4. Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký thuyền viên tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo việc cấp lại cho cơ quan đã cấp Sổ thuyền viên trước đó, thực hiện việc vào Sổ đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, đồng thời trả lại Sổ thuyền viên cũ (nếu có) cho thuyền viên tự bảo quản (sau khi đã gạch chéo những trang còn trống, đục lỗ Sổ thuyền viên và phô tô một bản để lưu hồ sơ). Trường hợp không cấp lại Sổ thuyền viên, cơ quan đăng ký thuyền viên phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn quy định tại khoản này và nêu rõ lý do.
5. Lệ phí cấp lại Sổ thuyền viên thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Trong việc đăng ký thuyền viên trên tàu biển Việt Nam thì chủ tàu, thuyền trưởng có trách nhiệm thế nào?
Căn cứ theo Điều 51 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định về trách nhiệm của chủ tàu, thuyền trưởng, hoặc tổ chức cung ứng thuyền viên trong việc đăng ký thuyền viên như sau:
Trách nhiệm của chủ tàu, thuyền trưởng và tổ chức cung ứng thuyền viên
1. Trách nhiệm của chủ tàu:
a) Bố trí chức danh thuyền viên làm việc trên tàu và xác nhận đầy đủ, chính xác việc bố trí chức danh thuyền viên trong Sổ thuyền viên và chịu trách nhiệm về việc xác nhận;
b) Khai báo ngày xuống, rời tàu và việc bố trí chức danh cho thuyền viên làm việc trên tàu do mình quản lý bằng phương thức điện tử vào Cơ sở dữ liệu quản lý thuyền viên của Cục Hàng hải Việt Nam và chịu trách nhiệm về việc khai báo.
2. Trách nhiệm của thuyền trưởng:
a) Xác nhận chức danh mới vào Sổ thuyền viên cho thuyền viên đang công tác trên tàu theo lệnh điều động hoặc điện ủy quyền của công ty;
b) Xác nhận đầy đủ, chính xác địa điểm, thời gian xuống tàu và rời tàu của thuyền viên trong Sổ thuyền viên và chịu trách nhiệm về việc xác nhận.
3. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng thuyền viên khi bố trí thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài: Khai báo ngày xuống, rời tàu và chức danh thuyền viên do mình quản lý làm việc trên tàu biển nước ngoài bằng phương thức điện tử vào Cơ sở dữ liệu quản lý thuyền viên của Cục Hàng hải Việt Nam và chịu trách nhiệm về việc khai báo.
4. Việc khai báo việc bố trí chức danh, ngày xuống tàu và ngày rời tàu của thuyền viên quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này phải được thực hiện chậm nhất năm (05) ngày làm việc kể từ ngày thuyền viên thực tế xuống tàu hoặc rời tàu.
Như vậy chủ tàu biển Việt Nam có trách nhiệm như sau:
- Bố trí chức danh thuyền viên làm việc trên tàu và xác nhận đầy đủ, chính xác việc bố trí chức danh thuyền viên trong Sổ thuyền viên và chịu trách nhiệm về việc xác nhận;
- Khai báo ngày xuống, rời tàu và việc bố trí chức danh cho thuyền viên làm việc trên tàu do mình quản lý bằng phương thức điện tử vào Cơ sở dữ liệu quản lý thuyền viên của Cục Hàng hải Việt Nam và chịu trách nhiệm về việc khai báo.
Thuyền trưởng tàu biển Việt Nam có trách nhiệm như sau:
- Xác nhận chức danh mới vào Sổ thuyền viên cho thuyền viên đang công tác trên tàu theo lệnh điều động hoặc điện ủy quyền của công ty;
- Xác nhận đầy đủ, chính xác địa điểm, thời gian xuống tàu và rời tàu của thuyền viên trong Sổ thuyền viên và chịu trách nhiệm về việc xác nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?