Sổ phụ ngân hàng là gì? Kiểm soát thu đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thông qua sổ phụ ngân hàng?
Sổ phụ ngân hàng là gì? Kiểm soát thu đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thông qua sổ phụ ngân hàng?
Sổ phụ ngân hàng là sổ được dùng vào mục đích liệt kê các nghiệp vụ tài chính như: nợ, các loại tài chính phát sinh trong tài khoản kế toán của doanh nghiệp để gửi tới chủ sở hữu tài khoản.
Sổ phụ ngân hàng được sử dụng với mục đích chính là theo dõi, đối chiếu các nghiệp vụ kế toán phát sinh giữa tổ chức với ngân hàng trong một khoảng thời gian cụ thể.
Việc kiểm soát thu đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại điểm a khoản 6 Điều 13 Thông tư 07/2020/TT-BTC như sau:
Lập dự toán, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách
...
6. Công tác kiểm tra giám sát:
a) Kiểm soát thu:
- Các khoản thu bằng tiền mặt: Phiếu thu tiền phải kèm theo chứng từ. Nếu là khoản thu phải nộp ngân sách nhà nước thì phải sử dụng biên lai thu tiền theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí lãnh sự áp dụng tại các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.
- Các khoản thu thông qua ngân hàng: Séc, chuyển khoản theo báo có của ngân hàng (thể hiện qua sổ phụ ngân hàng; bảng cân đối tài khoản thu chi của ngân hàng).
...
Theo đó, việc kiểm soát thu đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài đối với các khoản thu thông qua ngân hàng thông qua séc, chuyển khoản theo báo có của ngân hàng (thể hiện qua sổ phụ ngân hàng; bảng cân đối tài khoản thu chi của ngân hàng).
Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí hoạt động của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được trích từ đâu?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 07/2020/TT-BTC, kinh phí hoạt động của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gồm:
(1) Ngân sách nhà nước cấp nhằm đảm bảo các hoạt động thường xuyên, hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
(2) Các khoản thu phí, các khoản thu hợp pháp khác được để lại theo quy định của pháp luật hiện hành.
Kinh phí giao cho Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được phân bổ quản lý theo bao nhiêu phần?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 07/2020/TT-BTC, kinh phí giao cho Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được phân bổ quản lý theo 2 phần: Kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ và kinh phí giao không thực hiện chế độ tự chủ, cụ thể:
(1) Nội dung kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ:
- Các khoản chi theo chế độ, định mức và quy định hiện hành của nhà nước, gồm: Sinh hoạt phí của thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, phu nhân/phu quân; các khoản phụ cấp, trợ cấp; trang phục nhiệm kỳ và đồ dùng cá nhân cho thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và phu nhân/phu quân; vé máy bay, tàu xe và cước phí hành lý khi hết nhiệm kỳ về nước; tiền mua bảo hiểm khám, chữa bệnh cho thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và phu nhân/phu quân, con theo quy định pháp luật chưa thành niên của thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài đi cùng; chi hỗ trợ học phí cho con chưa thành niên đi theo thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài (nếu có).
- Chi đặt cọc tiền thuê trụ sở, nhà ở (nếu có).
- Các khoản chi hoạt động nằm trong định mức phân bổ dự toán giao thực hiện chế độ tự chủ, gồm:
+ Các khoản chi hoạt động thường xuyên: Chi hỗ trợ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ; thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền liên lạc; công tác phí trong nội địa nước sở tại và nước ngoài; thuê người địa phương theo hợp đồng và theo vụ việc; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn, cho công tác lễ tân; chi tặng phẩm, tiếp tân thường xuyên; chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn từng ngành; chi vệ sinh phòng dịch; tiền nước uống; các khoản chi hoạt động thường xuyên khác (nếu có).
+ Chi tổ chức các sự kiện, hoạt động mang tính chất thường niên của đơn vị (các sự kiện, hoạt động nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh, ngày thành lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước).
+ Các khoản chi đặc thù thường xuyên khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện theo Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
(2) Nội dung kinh phí giao không thực hiện chế độ tự chủ:
- Mua sắm phương tiện đi lại phục vụ công tác của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
- Các khoản chi theo thực tế phát sinh, gồm:
+ Thuê trụ sở và nhà ở; sửa chữa lớn trụ sở, nhà ở và tài sản theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Các khoản thuế liên quan đến quyền sử dụng đất, thuê văn phòng, tiền thuê đất.
+ Tiền mua bảo hiểm nhà ở, trụ sở, tài sản và phương tiện đi lại.
+ Chi tổ chức sự kiện, nhiệm vụ theo đề án được phê duyệt: Triển lãm, hội chợ và các sự kiện khác (nếu có).
- Chi vé máy bay khứ hồi hoặc vé khứ hồi các phương tiện khác về Việt Nam hoặc nước thứ ba cho thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và phu nhân/phu quân đi cùng khi bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ/chồng; bố, mẹ nuôi theo quy định của pháp luật; vợ/chồng, con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật qua đời ở Việt Nam hoặc nước thứ ba.
- Các khoản chi nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?