Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước hay không?
Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước hay không?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 153/QĐ-BNG năm 2014 quy định về vị trí và chức năng của Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Vị trí và chức năng
1. Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là Sở Ngoại vụ) là đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại và trực tiếp triển khai các hoạt động đối ngoại tại thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là Thành phố) và các tỉnh, thành từ tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trở vào phía Nam (sau đây viết tắt là các tỉnh, thành phía Nam); đồng thời, tham mưu và xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đối ngoại của Thành phố theo sự chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy; được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Những đơn vị sự nghiệp nào trực thuộc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 153/QĐ-BNG năm 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Sở Ngoại vụ có Giám đốc và các Phó Giám đốc do Bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định.
Giám đốc Sở Ngoại vụ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở.
Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của Sở theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
2. Sở Ngoại vụ có các đơn vị chức năng sau:
a) Phòng Chính trị Kinh tế đối ngoại;
b) Phòng Văn hóa Thông tin đối ngoại;
c) Phòng Lãnh sự;
d) Phòng Lễ tân;
đ) Phòng Tổ chức Cán bộ;
e) Văn phòng;
g) Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp;
h) Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng kiến thức Ngoại giao và Ngoại ngữ;
i) Trung tâm Dịch vụ đối ngoại;
k) Nhà khách Chính phủ.
Các đơn vị từ điểm a đến điểm e Khoản 2 Điều này là các đơn vị giúp việc, tham mưu cho Giám đốc Sở; các đơn vị từ điểm g đến điểm k là những đơn vị sự nghiệp do Bộ trưởng quyết định thành lập và giải thể.
Người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này do Giám đốc Sở Ngoại vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của Bộ Ngoại giao.
3. Giám đốc Sở Ngoại vụ có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, ban hành quy chế hoạt động của Sở và các đơn vị trực thuộc phù hợp với Quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao và các quy định liên quan.
4. Biên chế công chức, số lượng viên chức của Sở Ngoại vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở xác định vị trí việc làm.
Ngoài biên chế công chức, số lượng viên chức được giao, Sở Ngoại vụ được phép ký hợp đồng lao động với công dân Việt Nam để phục vụ công tác của Sở theo quy định của pháp luật.
Căn cứ trên quy định những đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, gồm:
- Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp;
- Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng kiến thức Ngoại giao và Ngoại ngữ;
- Trung tâm Dịch vụ đối ngoại;
- Nhà khách Chính phủ.
Những đơn vị sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định thành lập và giải thể.
Người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu các đơn vị nêu trên do Giám đốc Sở Ngoại vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của Bộ Ngoại giao.
Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Biên chế công chức, số lượng viên chức của Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh do ai quyết định?
Theo khoản 4 Điều 3 Quyết định 153/QĐ-BNG năm 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
...
4. Biên chế công chức, số lượng viên chức của Sở Ngoại vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở xác định vị trí việc làm.
Ngoài biên chế công chức, số lượng viên chức được giao, Sở Ngoại vụ được phép ký hợp đồng lao động với công dân Việt Nam để phục vụ công tác của Sở theo quy định của pháp luật.
Theo đó, biên chế công chức, số lượng viên chức của Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định trên cơ sở xác định vị trí việc làm.
Ngoài biên chế công chức, số lượng viên chức được giao, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh được phép ký hợp đồng lao động với công dân Việt Nam để phục vụ công tác của Sở theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?