Sổ mục kê đất đai được lập để làm gì? Sổ mục kê đất đai tài liệu dạng giấy được bảo quản bao nhiêu năm?
Sổ mục kê đất đai được lập để làm gì?
Theo Điều 16 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định như sau:
Lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai
1. Việc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được thực hiện theo quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính.
2. Bản đồ địa chính được lập để phục vụ công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các yêu cầu khác của quản lý nhà nước về đất đai.
Sổ mục kê đất đai được lập để liệt kê các thửa đất và đối tượng địa lý hình tuyến; lập thành một hoặc nhiều quyển; được lập cùng với việc lập bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính theo quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính.
3. Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp; được in ra giấy để sử dụng cho các yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và cung cấp thông tin đất đai theo quy định.
Như vậy, sổ mục kê đất đai được lập để liệt kê các thửa đất và đối tượng địa lý hình tuyến; lập thành một hoặc nhiều quyển; được lập cùng với việc lập bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính theo quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính.
Sổ mục kê đất đai được lập để làm gì? Sổ mục kê đất đai tài liệu dạng giấy được bảo quản bao nhiêu năm? (hình từ internet)
Sổ mục kê đất đai tài liệu dạng giấy được bảo quản bao nhiêu năm?
Theo Điều 24 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định như sau:
Bảo quản hồ sơ địa chính
1. Hồ sơ địa chính dạng số được quản lý, bảo đảm an toàn cùng với việc quản lý bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
2. Hồ sơ địa chính và tài liệu dạng giấy được bảo quản theo quy định như sau:
a) Việc phân nhóm tài liệu để bảo quản như sau:
- Bản đồ địa chính; mảnh trích đo bản đồ địa chính thửa đất; tài liệu đo đạc khác sử dụng để đăng ký đất đai;
- Bản sao Giấy chứng nhận, sổ cấp Giấy chứng nhận;
- Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và các tài liệu có liên quan;
- Sổ địa chính, sổ mục kê đất đai;
b) Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 2 Điều 19 của Thông tư này được sắp xếp và đánh số thứ tự theo thứ tự thời gian ghi vào sổ địa chính của hồ sơ thủ tục đăng ký lần đầu; số thứ tự hồ sơ gồm 06 chữ số và được đánh tiếp theo số thứ tự của các hồ sơ đã lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính được quy định như sau:
a) Bảo quản vĩnh viễn đối với các hồ sơ địa chính dạng số và thiết bị nhớ chứa hồ sơ địa chính số; các tài liệu dạng giấy đã lập bao gồm: tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận, bản sao Giấy chứng nhận; hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Bảo quản trong thời hạn 05 năm đối với hồ sơ thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã đăng ký xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa thế chấp; thông báo về việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo.
4. Việc quản lý, bảo đảm an toàn cho hồ sơ địa chính dạng giấy và thiết bị nhớ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ quốc gia.
Như vậy, sổ mục kê đất đai tài liệu dạng giấy được bảo quản vĩnh viễn.
Nguyên tắc lập, chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính là gì?
Theo Điều 128 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Nguyên tắc lập, chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính
1. Hồ sơ địa chính được lập đến từng thửa đất, bảo đảm tính khoa học và thống nhất thông tin trong hồ sơ với hiện trạng quản lý, sử dụng đất; được tập hợp theo đơn vị hành chính cấp xã hoặc theo đơn vị hành chính cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã.
2. Hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý, cập nhật biến động đầy đủ, kịp thời khi người sử dụng đất thực hiện thủ tục hành chính về đất đai hoặc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo đảm phản ánh đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.
Như vậy, nguyên tắc lập, chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính bao gồm:
- Hồ sơ địa chính được lập đến từng thửa đất, bảo đảm tính khoa học và thống nhất thông tin trong hồ sơ với hiện trạng quản lý, sử dụng đất; được tập hợp theo đơn vị hành chính cấp xã hoặc theo đơn vị hành chính cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã.
- Hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý, cập nhật biến động đầy đủ, kịp thời khi người sử dụng đất thực hiện thủ tục hành chính về đất đai hoặc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo đảm phản ánh đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?