Số lượng uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam do ai có quyền quyết định? Ban chấp hành Hiệp hội làm việc theo nguyên tắc gì?
Số lượng uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam do ai có quyền quyết định?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Điều lệ của Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 390/QĐ-BNV năm 2010 quy định như sau:
Ban chấp hành
1. Ban chấp hành Hiệp hội là cơ quan lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ Đại hội.
2. Nhiệm kỳ của Ban chấp hành Hiệp hội theo nhiệm kỳ của Đại hội toàn thể hội viên. Ban chấp hành Hiệp hội họp ít nhất 6 tháng một lần.
3. Số lượng uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội do Đại hội quyết định. Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội là những hội viên chính thức do Đại hội toàn thể hội viên bầu theo phương thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, số lượng uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam do Đại hội quyết định. Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội là những hội viên chính thức do Đại hội toàn thể hội viên bầu theo phương thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.
Số lượng uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam do ai có quyền quyết định? Ban chấp hành Hiệp hội làm việc theo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Ban chấp hành Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam làm việc theo nguyên tắc gì?
Căn khoản 5 Điều 16 Điều lệ của Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 390/QĐ-BNV năm 2010 quy định như sau:
Ban chấp hành
...
4. Ban chấp hành bầu Chủ tịch Hiệp hội, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký trong số uỷ viên Ban chấp hành.
5. Ban chấp hành Hiệp hội làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và biểu quyết các vấn đề theo đa số có mặt tại hội nghị.
Theo đó, Ban chấp hành Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và biểu quyết các vấn đề theo đa số có mặt tại hội nghị.
Ban chấp hành Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam có những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 17 Điều lệ của Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 390/QĐ-BNV năm 2010 quy định như sau:
Ban chấp hành có nhiệm vụ
1. Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đại hội toàn thể hội viên.
2. Giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động thường ngày của Hiệp hội phù hợp với pháp luật nhà nước, thông qua hoạt động của Thường trực Ban chấp hành.
3. Tổ chức hoạt động phối hợp giữa các hội viên để giải quyết những vấn đề do Điều lệ quy định.
4. Báo cáo hoạt động tài chính, các kết quả hoạt động của Hiệp hội.
5. Chuẩn bị các nội dung, điều kiện cần thiết cho việc tổ chức Đại hội toàn thể hội viên thường kỳ và bất thường của Hiệp hội.
6. Chỉ đạo và theo dõi hoạt động của các tiểu ban chuyên môn.
7. Thay mặt Hiệp hội tổ chức duy trì và phát triển quan hệ với các tổ chức hữu quan trong, ngoài nước.
8. Quyết định các vấn đề liên quan tới nhân sự, tổ chức của Hiệp hội;
9. Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành bản tin định kỳ của Hiệp hội.
10. Tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề và các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ ngắn hạn hoặc dài hạn cho các chuyên viên do hội viên cử đến.
Như vậy, Ban chấp hành Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam có những nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đại hội toàn thể hội viên.
- Giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động thường ngày của Hiệp hội phù hợp với pháp luật nhà nước, thông qua hoạt động của Thường trực Ban chấp hành.
- Tổ chức hoạt động phối hợp giữa các hội viên để giải quyết những vấn đề do Điều lệ quy định.
- Báo cáo hoạt động tài chính, các kết quả hoạt động của Hiệp hội.
- Chuẩn bị các nội dung, điều kiện cần thiết cho việc tổ chức Đại hội toàn thể hội viên thường kỳ và bất thường của Hiệp hội.
- Chỉ đạo và theo dõi hoạt động của các tiểu ban chuyên môn.
- Thay mặt Hiệp hội tổ chức duy trì và phát triển quan hệ với các tổ chức hữu quan trong, ngoài nước.
- Quyết định các vấn đề liên quan tới nhân sự, tổ chức của Hiệp hội;
- Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành bản tin định kỳ của Hiệp hội.
- Tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề và các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ ngắn hạn hoặc dài hạn cho các chuyên viên do hội viên cử đến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?