Số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự ở các khu phố tại TPHCM là bao nhiêu người theo quy định?
Số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự ở các khu phố tại TPHCM là bao nhiêu người theo quy định?
Theo Điều 2 Nghị quyết 08/2024/NQ-HĐND quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự; mức hỗ trợ, bồi dưỡng và mức chi đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; tiêu chí số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự
1. Tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: mỗi khu phố, ấp thành lập 01 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
2. Tiêu chí số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự
a) Số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được bố trí theo quy mô nhân khẩu của từng khu phố, ấp;
b) Đối với các khu phố, ấp có quy mô nhân khẩu đến 2.700 nhân khẩu được bố trí 03 thành viên, bao gồm: 01 Tổ trưởng, 01 Tổ phó và 01 Tổ viên;
c) Đối với các khu phố, ấp có trên 2.700 đến 3.600 nhân khẩu được bố trí thêm 01 Tổ viên và tăng thêm đủ 900 nhân khẩu thì bố trí tăng thêm 01 Tổ viên.
Theo đó, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự được bố trí theo quy mô nhân khẩu của từng khu phố, ấp, cụ thể:
- Đối với các khu phố, ấp có quy mô nhân khẩu đến 2.700 nhân khẩu được bố trí 03 thành viên, bao gồm: 01 Tổ trưởng, 01 Tổ phó và 01 Tổ viên;
- Đối với các khu phố, ấp có trên 2.700 đến 3.600 nhân khẩu được bố trí thêm 01 Tổ viên và tăng thêm đủ 900 nhân khẩu thì bố trí tăng thêm 01 Tổ viên.
Số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự ở các khu phố tại TPHCM là bao nhiêu người theo quy định? (hình từ internet)
Mức hỗ trợ hằng tháng đối với thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự tại TPHCM?
Theo Điều 3 Nghị quyết 08/2024/NQ-HĐND quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự; mức hỗ trợ, bồi dưỡng và mức chi đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế
1. Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng
a) Tổ trưởng: 6.500.000 đồng/người/tháng;
b) Tổ phó: 6.300.000 đồng/người/tháng;
c) Tổ viên: 6.000.000 đồng/người/tháng.
2. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hỗ trợ 100% số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trên mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế hàng năm.
Như vậy, mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bao gồm:
- Tổ trưởng: 6.500.000 đồng/người/tháng;
- Tổ phó: 6.300.000 đồng/người/tháng;
- Tổ viên: 6.000.000 đồng/người/tháng.
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là gì?
Theo Điều 4 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
2. Chịu sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã; sự hướng dẫn, phân công, kiểm tra của Công an cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
3. Đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.
4. Không phân biệt đối xử về giới trong lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Như vậy, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Chịu sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã; sự hướng dẫn, phân công, kiểm tra của Công an cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
- Đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.
- Không phân biệt đối xử về giới trong lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?