Số lượng Hòa giải viên tại Tòa án được xác định trên các cơ sở gì? Một Tòa án có thể có tối đa bao nhiêu Hòa giải viên?
Số lượng Hòa giải viên tại Tòa án được xác định trên các cơ sở gì? Một Tòa án có thể có tối đa bao nhiêu Hòa giải viên?
Về số lượng Hòa giải viên tại Tòa án thì theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC có quy định số lượng Hòa giải viên được xác định trên cơ sở số lượng vụ, việc dân sự, hành chính được thụ lý của từng Tòa án và các tiêu chí sau:
- Tòa án có số lượng thụ lý dưới 300 vụ, việc/năm có tối đa 05 Hòa giải viên.
- Tòa án có số lượng thụ lý từ 300 đến dưới 1.000 vụ, việc/năm có tối đa 15 Hòa giải viên.
- Đối với các Tòa án có số lượng thụ lý từ 1.000 vụ, việc/năm trở lên thì cứ tăng thêm 100 vụ, việc/năm bổ sung thêm 01 Hòa giải viên.
Số lượng Hòa giải viên tại Tòa án được xác định trên các cơ sở gì? (Hình từ Internet)
Thủ tục để đề xuất số lượng Hòa giải viên tại Tòa án được quy định thế nào?
Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định về thủ tục đề xuất số lượng Hòa giải viên tại Tòa án như sau:
Bước 1: Sau tổng kết công tác năm, căn cứ vào số lượng vụ, việc thụ lý, Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện) có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh) giao số lượng Hòa giải viên.
Bước 2: Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu, đề xuất số lượng Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ).
Bước 3: Sau khi Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giao số lượng Hòa giải viên đối với từng Tòa án thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp.
Xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên tại Tòa án có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?
Tại Điều 20 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định về xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên tại Tòa án như sau:
Xử lý vi phạm
1. Hòa giải viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm và hậu quả mà bị buộc thôi làm Hòa giải viên theo quy định của pháp luật và quy định của Tòa án nhân dân. Hòa giải viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì đương nhiên bị buộc thôi làm Hòa giải viên.
2. Hòa giải viên bị buộc thôi làm Hòa giải viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
b) Vi phạm về phẩm chất, đạo đức, không còn uy tín để thực hiện nhiệm vụ.
3. Quy trình buộc thôi làm Hòa giải viên
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng tư vấn xem xét việc buộc thôi làm Hòa giải viên.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có văn bản, Hội đồng tư vấn tổ chức họp xem xét và ra nghị quyết buộc thôi làm Hòa giải viên.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh trình, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên.
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Hòa giải viên và Tòa án nơi họ làm việc, thông báo công khai trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi họ làm việc; xóa tên trong danh sách Hòa giải viên theo quy định. Đồng thời, gửi Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để báo cáo và công bố trên Cổng thông tin điện tử theo quy định.
4. Thủ tục đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên
a) Tờ trình đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên (theo Mẫu số 06).
b) Biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng tư vấn (theo Mẫu số 14 và Mẫu số 15).
c) Văn bản đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc (nếu có).
d) Các tài liệu chứng minh (thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này).
Tải về mẫu Tờ trình đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?