Số hóa là gì? Quyền số hóa thông tin của tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin?
Số hoá là gì?
Số hóa là gì thì căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006 giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
12. Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định.
13. Mã nguồn là sản phẩm trước biên dịch của một phần mềm, chưa có khả năng điều khiển thiết bị số.
14.Mã máy là sản phẩm sau biên dịch của một phần mềm, có khả năng điều khiển thiết bị số.
15. Thư rác là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật.
16. Vi rút máy tính là chương trình máy tính có khả năng lây lan, gây ra hoạt động không bình thường cho thiết bị số hoặc sao chép, sửa đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trong thiết bị số.
17. Trang thông tin điện tử (Website) là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.
18. Số hóa là việc biến đổi các loại hình thông tin sang thông tin số.
Theo đó, số hóa được giải thích là việc biến đổi các loại hình thông tin sang thông tin số.
Hiện nay, pháp luật không quy định loại hình thông tin là gì và gồm những loại hình nào, tuy nhiên, loại hình thông tin có thể hiểu là các dạng thức hoặc phương thức khác nhau mà thông tin được truyền tải, thể hiện hoặc lưu trữ. Có một số loại hình thông tin phổ biến như thông tin văn bản, thông tin hình ảnh, thông tin âm thanh, thông tin video, thông tin số liệu, thông tin đa phương tiện, thông tin phi ngôn ngữ.
Bên cạnh đó, thông tin số được hiểu là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số.
Như vậy, số hóa có thể hiểu là một quá trình chuyển đổi các dạng thông tin truyền thống (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, dữ liệu thống kê, v.v.) thành các định dạng kỹ thuật số, có thể được lưu trữ và xử lý trên các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động, máy chủ và các hệ thống lưu trữ đám mây.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Số hóa là gì? Quyền số hóa thông tin của tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin? (Hình từ Internet)
Quyền số hóa thông tin của tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Công nghệ thông tin 2006 như sau:
Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có các quyền sau đây:
a) Tìm kiếm, trao đổi, sử dụng thông tin trên môi trường mạng, trừ thông tin có nội dung quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này;
b) Yêu cầu khôi phục thông tin của mình hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin của mình trong trường hợp nội dung thông tin đó không vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị từ chối việc khôi phục thông tin hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin đó;
d) Phân phát các địa chỉ liên lạc có trên môi trường mạng khi có sự đồng ý của chủ sở hữu địa chỉ liên lạc đó;
đ) Từ chối cung cấp hoặc nhận trên môi trường mạng sản phẩm, dịch vụ trái với quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về việc đó.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin có các quyền sau đây:
a) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin;
b) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin; số hóa, duy trì và làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên thông tin.
3. Cơ quan nhà nước có quyền từ chối nhận thông tin trên môi trường mạng nếu độ tin cậy và bí mật của thông tin đó được truyền đưa qua môi trường mạng không được bảo đảm.
Theo đó, tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin có quyền số hóa, duy trì và làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên thông tin.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin còn có quyền nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin; sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin theo quy định pháp luật.
Lưu ý: Cơ quan nhà nước có quyền từ chối nhận thông tin trên môi trường mạng nếu độ tin cậy và bí mật của thông tin đó được truyền đưa qua môi trường mạng không được bảo đảm.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin được quy định ra sao?
Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin được quy định tại Điều 39 Luật Công nghệ thông tin 2006, cụ thể như sau:
Nhà nước huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin; đầu tư một số phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; ban hành quy chế sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động làm việc trực tiếp sản xuất thực phẩm thì khi khám sức khỏe định kỳ có được khám xét nghiệm viêm gan A hay không?
- Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam là gì? Thủ tục xử lý Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam nộp qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp?
- Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh có được điều chỉnh khi có sự sự biến động về điều kiện tự nhiên không?
- Doanh nghiệp viễn thông phải được khách hàng cho phép thì mới được tiết lộ thông tin của khách hàng?
- Người có hành động vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại chung cư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?