Số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt phải đảm bảo những yêu cầu về kiểu chữ, kích thước như thế nào?
Số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt bao gồm bao nhiêu nhóm số?
Số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được căn cứ theo Điều 10 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) sau đây:
(1) Đối với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng
- Số đăng ký phương tiện gồm 02 nhóm ký hiệu, như sau:
Nhóm 1 ở hàng trên: Tên viết tắt hoặc tên thương mại của doanh nghiệp là chủ sở hữu;
Nhóm 2 ở hàng dưới: Gồm chữ và số do chủ sở hữu đề xuất (không trái với các quy định pháp luật hiện hành), phù hợp với công tác quản lý sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu.
Ví dụ: Số đăng ký toa xe của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Tên thương mại bằng tiếng Anh viết tắt là VNR) như sau:
VNR
H 431328
- Đối với các phương tiện bị hạn chế kích thước thành, bệ xe hoặc do các yếu tố khách quan khác có thể kẻ ký hiệu nhóm 1, nhóm 2 trên cùng một hàng.
(2) Đối với đường sắt đô thị
- Số đăng ký phương tiện gồm 02 nhóm ký hiệu, như sau:
Nhóm 1 ở hàng trên: Tên viết tắt hoặc tên giao dịch quốc tế của doanh nghiệp là chủ sở hữu;
Nhóm 2 ở hàng dưới: Gồm chữ và số chỉ tuyến đường sắt, số đoàn tàu, số toa tàu hoặc số hiệu đầu máy, phương tiện chuyên dùng do chủ sở hữu đề xuất.
Ví dụ: Số đăng ký toa xe của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Tên giao dịch quốc tế viết tắt là HANOI METRO) như sau:
HANOI METRO
HN02A001-01
- Đối với các phương tiện bị hạn chế kích thước thành, bệ xe hoặc do các yếu tố khách quan khác có thể kẻ ký hiệu nhóm 1, nhóm 2 trên cùng một hàng.
Trước đây, nguyên tắc đánh số đăng ký phương tiện căn cứ theo Điều 9 Thông tư 21/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Nguyên tắc đánh số đăng ký phương tiện
1. Phương tiện giao thông đường sắt được chia thành 3 loại: Đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng.
2. Số đăng ký phương tiện phân biệt theo chủ sở hữu phương tiện; số đăng ký mỗi loại phương tiện gồm 03 nhóm ký hiệu, nhóm 1 ở hàng trên, nhóm 2 và nhóm 3 ở hàng dưới, trong đó:
a) Nhóm 1 là tên viết tắt hoặc tên thương mại của doanh nghiệp là chủ sở hữu phương tiện;
b) Nhóm 2 là các chữ và số chỉ chủng loại, tính năng kỹ thuật của phương tiện do chủ sở hữu phương tiện tự đề xuất (không trái với các quy định của pháp luật hiện hành) phù hợp với việc quản lý sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu phương tiện;
c) Nhóm 3 là số thứ tự đăng ký của loại phương tiện đó do cơ quan đăng ký phương tiện cấp. Đối với những phương tiện đã được doanh nghiệp quản lý đánh số hoặc đã được cấp số đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được giữ nguyên;
Ví dụ số đăng ký toa xe của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Tên thương mại bằng tiếng Anh viết tắt là VNR) được đánh số đăng ký như sau:
VNR
H 431-328
d) Đối với các chủng loại toa xe như toa xe mặt bằng, toa xe mặt võng, toa xe xi téc và các toa xe do hạn chế kích thước thành, bệ xe thì tiến hành kẻ ký hiệu nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 trên cùng một hàng.
Theo đó, số đăng ký phương tiện phân biệt theo chủ sở hữu phương tiện; số đăng ký mỗi loại phương tiện gồm 03 nhóm ký hiệu, nhóm 1 ở hàng trên, nhóm 2 và nhóm 3 ở hàng dưới, trong đó:
(1) Nhóm 1 là tên viết tắt hoặc tên thương mại của doanh nghiệp là chủ sở hữu phương tiện;
(2) Nhóm 2 là các chữ và số chỉ chủng loại, tính năng kỹ thuật của phương tiện do chủ sở hữu phương tiện tự đề xuất (không trái với các quy định của pháp luật hiện hành) phù hợp với việc quản lý sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu phương tiện;
(3) Nhóm 3 là số thứ tự đăng ký của loại phương tiện đó do cơ quan đăng ký phương tiện cấp. Đối với những phương tiện đã được doanh nghiệp quản lý đánh số hoặc đã được cấp số đăng ký trước ngày Thông tư 21/2018/TT-BGTVT có hiệu lực thì được giữ nguyên.
Số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt phải đảm bảo những yêu cầu về kiểu chữ, kích thước như thế nào? (Hình từ Internet)
Số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt phải được kẻ ở vị trí nào trên phương tiện?
Vị trí kẻ số đăng ký trên phương tiện được căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) sau đây:
Quy định về vị trí kẻ số đăng ký, màu của chữ và số đăng ký phương tiện
1. Vị trí kẻ số đăng ký trên phương tiện
Số đăng ký của phương tiện phải được kẻ ở hai bên ngoài thành hoặc ở hai đầu phương tiện tại vị trí thích hợp, bảo đảm dễ quan sát, dễ nhận biết.
...
Theo đó, số đăng ký của phương tiện phải được kẻ ở hai bên ngoài thành hoặc ở hai đầu phương tiện tại vị trí thích hợp, bảo đảm dễ quan sát, dễ nhận biết.
Trước đây, vị trí kẻ số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt căn cứ theo Điều 10 Thông tư 21/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Quy định về vị trí kẻ số đăng ký, màu của chữ và số đăng ký
1. Quy định về vị trí kẻ số đăng ký trên phương tiện:
Chủ sở hữu phương tiện phải kẻ số đăng ký của phương tiện giao thông đường sắt lên hai bên ngoài thành hoặc ở hai đầu phương tiện giao thông đường sắt ở vị trí thích hợp dễ quan sát và dễ nhận biết sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
2. Quy định về màu của số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt:
a) Màu trắng hoặc màu vàng nếu thành của phương tiện là màu sẫm;
b) Màu xanh cô ban hoặc màu đen nếu thành của phương tiện là màu sáng.
3. Việc kẻ số đăng ký trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị do chủ sở hữu phương tiện quy định và phải đảm bảo các điều kiện như sau: số đăng ký phương tiện phải kẻ ở vị trí thích hợp dễ quan sát, dễ nhận biết; màu của số đăng ký phương tiện thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên thì số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt phải được kẻ ở hai bên ngoài thành hoặc ở hai đầu phương tiện giao thông đường sắt ở vị trí thích hợp dễ quan sát và dễ nhận biết sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
Số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt phải được thể hiện bằng các loại màu sắc sau;
(1) Màu trắng hoặc màu vàng nếu thành của phương tiện là màu sẫm;
(2) Màu xanh cô ban hoặc màu đen nếu thành của phương tiện là màu sáng.
Số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt phải đảm bảo những yêu cầu về kiểu chữ, kích thước như thế nào?
Số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt phải đảm bảo những yêu cầu về kiểu chữ, kích thước được căn cứ theo Điều 12 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) sau đây:
- Chữ và chữ số dùng phông chữ Arial, kiểu đậm, đứng.
- Chiều cao chữ in hoa và chữ số từ 120 mm đến 150 mm.
- Chiều cao chữ in thường (nếu có) bằng 50% chữ in hoa.
Trước đây, số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt phải đảm bảo những yêu cầu về kiểu chữ, kích thước căn cứ theo Điều 11 Thông tư 21/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
(1) Kiểu chữ, dấu ngăn cách và sổ theo phông chữ Arial.
(2) Kích thước các chữ và số bằng 120 mm đến 150 mm.
(3) Các phương tiện có thêm ký hiệu chữ thường (Ví dụ: chữ “n” trong ký hiệu toa xe giường nằm mềm An) có kích thước chiều cao bằng 50% kích thước chiều cao các chữ, số còn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?