Sinh viên người dân tộc thiểu số xin nghỉ học thì có cần hoàn trả số tiền trợ cấp của trường hay không?
Sinh viên người dân tộc thiểu số xin nghỉ học thì có cần hoàn trả số tiền trợ cấp của trường hay không?
Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định như sau:
Quy định về dừng cấp kinh phí hỗ trợ chi phí học tập
1. Sinh viên bỏ học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học thì không được nhận kinh phí hỗ trợ chi phí học tập kể từ thời điểm Quyết định kỷ luật có hiệu lực. Trường hợp sinh viên đã nhận kinh phí hỗ trợ chi phí học tập mà bỏ học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học thì cơ sở giáo dục đại học công lập, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội dừng thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ chi phí học tập vào kỳ học tiếp theo.
2. Sinh viên bị đình chỉ học tập (có thời hạn) thì không được nhận kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trong thời gian bị đình chỉ, trừ trường hợp dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban hoặc dừng học vì lý do khách quan được nhà trường xác nhận. Trường hợp sinh viên đã nhận kinh phí hỗ trợ chi phí học tập mà bị đình chỉ học tập thì cơ sở giáo dục đại học công lập, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện khấu trừ số tiền tương ứng với số tháng bị đình chỉ học tập vào kỳ học tiếp theo sau khi sinh viên nhập học lại.
3. Các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện việc dừng cấp kinh phí hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 6 nêu trên.
Các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập nơi sinh viên bỏ học, kỷ luật buộc thôi học hoặc bị đình chỉ học tập có trách nhiệm gửi thông báo về phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú để dừng cấp kinh phí hỗ trợ chi phí học tập. Khi sinh viên được nhập học lại sau khi hết thời hạn kỷ luật hoặc đình chỉ học tập, theo xác nhận của cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập thì phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện chi trả theo quy định.
Như vậy, nếu tiền trợ cấp của trường là trợ cấp hỗ trợ chi phí học tập theo Quyết định 66/2013/QĐ-TTg thì nếu không bỏ học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học hoặc bị đình chỉ học tập (có thời hạn) thì vẫn được nhận kinh phí hỗ trợ chi phí học tập theo quy định, trường hợp dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban hoặc dừng học vì lý do khách quan được nhà trường xác nhận thì không bị dừng cấp kinh phí hỗ trợ chi phí học tập.
Trường hợp sinh viên đã nhận kinh phí hỗ trợ chi phí học tập mà bỏ học thì cơ sở giáo dục đại học công lập, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội dừng thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ chi phí học tập vào kỳ học tiếp theo chứ không có quy định phải hoàn trả trợ cấp.
Sinh viên người dân tộc thiểu số xin nghỉ học thì có cần hoàn trả số tiền trợ cấp của trường hay không? (Hình từ Internet)
Sinh viên người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ bao nhiêu phần trăm chi phí học tập?
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định về mức hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại cơ sở giáo dục đại học như sau:
Mức hỗ trợ
Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP)
Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 1.404.000 và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.
Sinh viên là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ kinh phí học tập khi đáp ứng các điều kiện nào?
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định điều kiện được hưởng chính sách:
Điều kiện được hưởng chính sách
Để được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập, sinh viên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.
2. Thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tại năm tham dự tuyển sinh theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Như vậy, sinh viên là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ kinh phí học tập khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.
- Thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quy chế tuyển sinh đại học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?