Sinh viên có được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước hay không? Xác định giá thuê, thuê mua thế nào?
Sinh viên có được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước hay không?
Về đối tượng được cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 99/2015/NĐ-CP như sau:
"Điều 52. Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
1. Người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước phải thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Nhà ở.
Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên quy định tại Khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở (sau đây gọi chung là sinh viên) thì chỉ được thuê nhà ở trong thời gian học tập. Trường hợp không có đủ chỗ ở để bố trí theo yêu cầu thì thực hiện cho thuê theo thứ tự ưu tiên, gồm sinh viên là con gia đình thuộc diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Nhà nước; sinh viên vùng sâu, vùng xa, ngoại tỉnh; sinh viên học giỏi; sinh viên học năm đầu tiên."
Như vậy đối tượng là sinh viên thì chỉ được thuê chứ không được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên chỉ được thuê trong thời gian học tập.
Đồng thời sinh viên muốn được cho thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước còn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này như sau:
"Điều 52. Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
...
2. Trường hợp thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Luật Nhà ở; trường hợp đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì phải có diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 10 m2 sàn/người.
Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Khoản 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì không áp dụng điều kiện về thu nhập nhưng phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
..."
Theo đó tại khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014 quy định điều kiện để được thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước đối với sinh viên như sau:
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình
- Chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội
- Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập
- Hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực
Tải về mẫu hợp đồng thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước mới nhất 2023: Tại Đây
Sinh viên có được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước hay không? Xác định giá thuê, thuê mua thế nào? (Hình từ Internet)
Xác định giá thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước cho đối tượng là sinh viên thực hiện theo nguyên tắc nào?
Về nguyên tắc xác định giá thuê được quy định tại Điều 19 Thông tư 19/2016/TT-BXD như sau:
"Điều 19. Nguyên tắc xác định giá thuê nhà ở sinh viên
1. Cơ quan quản lý nhà ở sinh viên (đối với nhà ở sinh viên do các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương quản lý) hoặc Sở Xây dựng (đối với nhà ở sinh viên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý) căn cứ vào quy định tại Điều này và Điều
20 của Thông tư này để xây dựng giá thuê nhà ở sinh viên đang được giao quản lý, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP; cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở sinh viên có thể ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà ở sinh viên quyết định giá cho thuê nhà ở sinh viên.
2. Nguồn thu từ tiền cho thuê nhà ở sinh viên và thu từ dịch vụ kinh doanh trong khu nhà ở sinh viên được hạch toán và chi tiêu theo quy định của pháp luật; kinh phí thu từ dịch vụ kinh doanh (nếu có) sau khi trừ chi phí kinh doanh được sử dụng để bù đắp vào chi phí quản lý vận hành, chi phí bảo trì để giảm giá cho thuê nhà ở sinh viên."
Như vậy cơ quan quản lý nhà ở sinh viên hoặc Sở Xây dựng sẽ xây dựng giá thuê nhà ở xã hội cho sinh viên đang được quản lý, sau đó cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở trực tiếp hoặc có thể ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà ở quyết định giá cho thuê.
Giá thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước cho sinh viên được tính như thế nào?
Tại Điều 20 Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn như sau:
Giá thuê nhà ở sinh viên được xác định trên nguyên tắc tính đủ các chi phí quản lý vận hành và chi phí bảo trì; không tính chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Với công thức như sau:
Trong đó:
- Gt: là giá thuê 01 m2 sử dụng nhà ở sinh viên trong 01 tháng (đồng/m2/tháng).
- Ql: là chi phí quản lý vận hành nhà ở phân bổ trên 01m2 sử dụng nhà ở hàng năm (đồng/năm).
- Bt: là chi phí bảo trì công trình bình quân năm phân bổ cho 01m2 sử dụng nhà ở (đồng/năm).
- Tdv: là các Khoản thu được từ hoạt động kinh doanh dịch vụ bù đắp cho chi phí thuê nhà ở, như: dịch vụ trông xe, dịch vụ căng tin, các Khoản thu khác (nếu có) (đồng/năm).
- S: là tổng diện tích sử dụng nhà ở cho thuê (m2).
- K: là hệ số tầng Điều chỉnh giá thuê đối với căn hộ được xác định theo nguyên tắc bình quân gia quyền và bảo đảm tổng hệ số các tầng của một khối nhà bằng 1.
- Số 10: là số tháng sinh viên thuê nhà ở trong 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?