Sinh vật gây hại chủ yếu trên nhóm cây lâm nghiệp là gì? Dụng cụ điều tra sinh vật gây hại ngoài thực địa?
Sinh vật gây hại chủ yếu trên nhóm cây lâm nghiệp là gì?
Sinh vật gây hại chủ yếu trên nhóm cây lâm nghiệp được giải thích theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-7:2023 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 7: Nhóm cây lâm nghiệp như sau:
Sinh vật gây hại chủ yếu (Key pest)
Những loài sinh vật gây hại chính mà tại kỳ điều tra chúng xuất hiện trên cây lâm nghiệp với mật độ, tỷ lệ hại cao hoặc có khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi gây giảm năng suất, chất lượng đáng kể nếu không áp dụng biện pháp phòng chống.
Theo đó, sinh vật gây hại chủ yếu (Key pest) là những loài sinh vật gây hại chính mà tại kỳ điều tra chúng xuất hiện trên cây lâm nghiệp với mật độ, tỷ lệ hại cao hoặc có khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi gây giảm năng suất, chất lượng đáng kể nếu không áp dụng biện pháp phòng chống.
Sinh vật gây hại chủ yếu trên nhóm cây lâm nghiệp là gì? Dụng cụ điều tra sinh vật gây hại ngoài thực địa? (Hình từ Internet)
Dụng cụ điều tra sinh vật gây hại chủ yếu trên nhóm cây lâm nghiệp ngoài thực địa được quy định thế nào?
Dụng cụ điều tra sinh vật gây hại chủ yếu trên nhóm cây lâm nghiệp ngoài thực địa được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-7:2023 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 7: Nhóm cây lâm nghiệp như sau:
4 Thiết bị, dụng cụ
4.1 Dụng cụ điều tra ngoài thực địa
- Vợt côn trùng, khay, khung điều tra, khung hứng phân sâu, kính lúp cầm tay, ống nhòm, thước dây, thước gỗ, túi đựng dụng cụ điều tra, lồng nuôi sâu, ...
- Ống tuýp, đĩa petri, lọ thu mẫu, băng dính, dao, kéo, bút lông và hoá chất cần thiết.
- Bẫy chuyên dụng các loại.
- Sào, câu liêm dài 3 đến 5 m; thang các loại dài từ 3 đến 10 m.
- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi, ...
...
4.4 Sổ theo dõi và các tài liệu khác
4.4.1 Sổ theo dõi
- Sổ theo dõi sinh vật gây hại vào bẫy.
- Sổ ghi chép số liệu điều tra sinh vật gây hại định kỳ, bổ sung.
- Sổ theo dõi diện tích nhiễm sinh vật gây hại thường kỳ, hàng năm.
- Sổ theo dõi thời tiết (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ...).
4.4.2 Tài liệu khác
- Cơ sở dữ liệu và phần mềm có liên quan.
- Ảnh và các mẫu vật, tiêu bản có liên quan.
4.4.3 Lưu trữ và khai thác dữ liệu
Tất cả dữ liệu điều tra, báo cáo phải được hệ thống, lưu giữ và khai thác.
Theo đó, các dụng cụ điều tra sinh vật gây hại chủ yếu trên nhóm cây lâm nghiệp ngoài thực địa bao gồm:
- Vợt côn trùng, khay, khung điều tra, khung hứng phân sâu, kính lúp cầm tay, ống nhòm, thước dây, thước gỗ, túi đựng dụng cụ điều tra, lồng nuôi sâu, ...
- Ống tuýp, đĩa petri, lọ thu mẫu, băng dính, dao, kéo, bút lông và hoá chất cần thiết.
- Bẫy chuyên dụng các loại.
- Sào, câu liêm dài 3 đến 5 m; thang các loại dài từ 3 đến 10 m.
- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi, ...
Thời gian điều tra định kỳ sinh vật gây hại chủ yếu trên nhóm cây lâm nghiệp là khi nào?
Thời gian điều tra định kỳ sinh vật gây hại chủ yếu trên nhóm cây lâm nghiệp được căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-7:2023 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 7: Nhóm cây lâm nghiệp như sau:
5. Cách tiến hành
5.1. Thời gian điều tra
- Điều tra định kỳ: Điều tra 14 ngày/lần (vào các ngày thứ ba hoặc thứ tư tuần thứ 1 và tuần thứ 3 của tháng), theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định.
- Điều tra bổ sung (không định kỳ): Tiến hành trước, trong, sau cao điểm xuất hiện gây hại của từng loại sinh vật hại cây lâm nghiệp. Tùy thuộc vào tình hình sinh vật gây hại ở từng địa phương để xác định đối tượng và thời điểm điều tra bổ sung cho phù hợp.
5.2 Yếu tố điều tra
Mỗi loại cây trồng thuộc nhóm cây lâm nghiệp chọn yếu tố điều tra đại diện theo giống, loài cây, sinh trưởng, tuổi cây, địa hình, loại đất để điều tra.
5.3 Khu vực điều tra
- Vùng trọng điểm: Chọn khu vực trồng cây lâm nghiệp có diện tích từ 10 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
- Vùng không trọng điểm: Chọn khu vực trồng cây lâm nghiệp có diện tích từ 5 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
Điều tra được thực hiện trong các ô tiêu chuẩn bố trí trong khu vực điều tra. Tùy theo địa điểm sinh vật gây hại để bố trí khu vực điều tra cho phù hợp.
...
Thời gian điều tra định kỳ sinh vật gây hại chủ yếu trên nhóm cây lâm nghiệp là 14 ngày/lần (vào các ngày thứ ba hoặc thứ tư tuần thứ 1 và tuần thứ 3 của tháng), theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?