Siêu thị mini là gì? Địa điểm lập siêu thị mini trong hồ sơ cấp giấy phép phải có những nội dung nào?
Siêu thị mini là gì?
Tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì siêu thị mini là cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500m2 và thuộc loại hình siêu thị tổng hợp theo quy định pháp luật.
Siêu thị mini là gì? (Hình từ Internet)
Địa điểm lập siêu thị mini trong hồ sơ cấp giấy phép phải có những nội dung nào?
Địa điểm lập siêu thị mini trong hồ sơ cấp giấy phép phải có những nội dung được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Hồ sơ gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
2. Bản giải trình có nội dung:
a) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;
b) Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;
c) Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.
3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.
5. Bản giải trình các tiêu chí ENT quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 23 Nghị định này, trong trường hợp phải thực hiện ENT.
Như vậy, theo quy định trên thì địa điểm lập siêu thị mini trong hồ sơ cấp giấy phép phải có những nội dung sau:
- Địa chỉ siêu thị mini;
- Mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập siêu thị mini;
- Giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này;
- Kèm theo tài liệu về địa điểm lập siêu thị mini;
Giấy phép lập siêu thị mini gồm những nội dung nào?
Giấy phép lập siêu thị mini gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
Nội dung, thời hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Nội dung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này)
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;
b) Tên, địa chỉ của cơ sở bán lẻ;
c) Loại hình cơ sở bán lẻ;
d) Quy mô cơ sở bán lẻ;
đ) Các nội dung khác;
e) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ,
2. Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
a) Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có thời hạn tương ứng với thời hạn còn lại trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn được ghi trong tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;
b) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp;
c) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được gia hạn thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, theo quy định trên thì giấy phép lập siêu thị mini gồm những nội dung sau:
- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;
- Tên, địa chỉ của siêu thị mini;
- Loại hình cơ sở bán lẻ (siêu thị mini);
- Quy mô siêu thị mini;
- Các nội dung khác;
- Thời hạn của Giấy phép lập siêu thị mini,
Giấy phép lập siêu thị mini bị thu hồi trong trường hợp nào?
Tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì giấy phép lập siêu thị mini bị thu hồi trong trường hợp được quy định như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của dự án lập siêu thị mini, Giấy phép kinh doanh bị thu hồi;
- Nội dung kê khai trong hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép lập siêu thị mini là giả mạo;
- Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép lập siêu thị mini, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp quy định phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;
- Sau 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép lập siêu thị mini, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp quy định phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Ngừng hoạt động bán lẻ tại siêu thị mini quá 12 tháng mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;
- Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này trong 24 tháng liên tiếp;
- Không gửi báo cáo, tài liệu, giải trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định này sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?