Sĩ quan quân đội biệt phái được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cao hơn trước thì được hưởng phụ cấp thế nào?
- Sĩ quan quân đội biệt phái được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cao hơn trước thì được hưởng phụ cấp thế nào?
- Sĩ quan quân đội biệt phái ốm đau, tai nạn được bảo đảm về các chế độ và chính sách thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục chi trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan quân đội biệt phái được quy định ra sao?
Sĩ quan quân đội biệt phái được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cao hơn trước thì được hưởng phụ cấp thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BQP có quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái
1. Sĩ quan biệt phái được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định cho chức vụ lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức vụ lãnh đạo khác nhau thì chỉ thực hiện một mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cao nhất. Người được giao quyền đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo cũng được trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo như người giữ chức vụ lãnh đạo tương ứng.
2. Trường hợp sĩ quan biệt phái được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cao hơn trước khi biệt phái thì được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới kể từ khi quyết định bổ nhiệm có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp sĩ quan biệt phái được giao chức vụ lãnh đạo thấp hơn chức vụ lãnh đạo trước khi biệt phái thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ trong 6 tháng, từ tháng thứ 7 trở đi hưởng theo chức vụ lãnh đạo mới.
4. Trường hợp sĩ quan đang được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo mà có quyết định điều động biệt phái đến nơi không có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ trong 6 tháng; thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ tháng thứ 7 trở đi.
5. Khi thôi làm nhiệm vụ biệt phái, chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Phần IV Thông tư số 05/2005/TT-BQP ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng hưởng lương hoặc sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước.
Theo đó thì trường hợp sĩ quan quân đội biệt phái được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cao hơn trước khi biệt phái thì được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới kể từ khi quyết định bổ nhiệm có hiệu lực thi hành.
Sĩ quan quân đội biệt phái được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cao hơn trước thì được hưởng phụ cấp thế nào? (Hình từ Internet)
Sĩ quan quân đội biệt phái ốm đau, tai nạn được bảo đảm về các chế độ và chính sách thế nào?
Về nội dung này tại Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-BQP có nêu như sau:
Bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái
1. Bảo đảm tiền lương, phụ cấp: Đơn vị cử sĩ quan biệt phái bảo đảm tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) đối với sĩ quan biệt phái. Sĩ quan biệt phái thuộc danh sách trả lương của đơn vị nào thì đơn vị đó chi trả cùng kỳ lương hàng tháng.
2. Trường hợp sĩ quan biệt phái ốm đau, tai nạn hoặc từ trần, đơn vị cử sĩ quan biệt phái chủ trì, phối hợp với cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái bảo đảm chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái như sĩ quan đang công tác tại đơn vị.
3. Đơn vị cử sĩ quan biệt phái bảo đảm kinh phí để tổ chức bồi dưỡng, cung cấp thông tin cần thiết về quân sự, quốc phòng; kinh phí triệu tập sĩ quan biệt phái theo yêu cầu của đơn vị.
4. Các khoản phụ cấp nghề nghiệp đặc thù (nếu có), công tác phí, chế độ phúc lợi, điều kiện và phương tiện làm việc, cung cấp thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn ngành quản lý thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 165/2003/NĐ-CP.
Theo đó đối với sĩ quan biệt phái ốm đau, tai nạn thì đơn vị cử sĩ quan biệt phái chủ trì, phối hợp với cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái bảo đảm chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái như sĩ quan đang công tác tại đơn vị.
Hồ sơ, thủ tục chi trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan quân đội biệt phái được quy định ra sao?
Về hồ sơ và thủ tục chi trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái được thực hiện theo khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BQP, cụ thể như sau:
Hồ sơ, trình tự thực hiện, mức hưởng và cách tính trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái
1. Hồ sơ
a) Quyết định điều động biệt phái sĩ quan;
b) Quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm chức vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý của cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái, hoặc văn bản thông báo của cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái về chức vụ đã bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm và hệ số phụ cấp chức vụ đã bổ nhiệm.
2. Trình tự thực hiện
a) Cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái thống nhất nhân sự với đơn vị cử sĩ quan biệt phái, ban hành quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm chức vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với sĩ quan biệt phái và thông báo bằng văn bản cho đơn vị cử sĩ quan biệt phái về chức vụ đã bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm và hệ số phụ cấp chức vụ đã bổ nhiệm.
b) Đơn vị cử sĩ quan biệt phái căn cứ vào hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này và quy định tại Điều 3 Thông tư này để chi trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái.
c) Trường hợp đơn vị cử sĩ quan biệt phái có công văn trao đổi lấy ý kiến về phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với sĩ quan biệt phái, nếu sau một tháng không nhận được ý kiến trả lời bằng văn bản của cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái thì đơn vị cử sĩ quan biệt phái có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền (cấp quyết định điều động biệt phái sĩ quan) xem xét, quyết định.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?