Sĩ quan biệt phái là ai? Thời hạn làm nhiệm vụ biệt phái của mỗi sĩ quan Quân đội là bao nhiêu năm?
Sĩ quan biệt phái là ai?
Theo Điều 2 Nghị định 165/2003/NĐ-CP có giải thích về sĩ quan biệt phái như sau:
Sĩ quan biệt phái
Sĩ quan biệt phái là sĩ quan tại ngũ được cấp có thẩm quyền điều động đến công tác có thời hạn tại cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, giúp cơ quan, tổ chức ngoài quân đội thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, sĩ quan biệt phái là sĩ quan tại ngũ được cấp có thẩm quyền điều động đến công tác có thời hạn tại cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, giúp cơ quan, tổ chức ngoài quân đội thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Thời hạn làm nhiệm vụ biệt phái của mỗi sĩ quan Quân đội là bao nhiêu năm?
Theo Điều 5 Nghị định 165/2003/NĐ-CP quy định về thời gian biệt phái như sau:
Thời hạn biệt phái
1. Thời hạn làm nhiệm vụ biệt phái của mỗi sĩ quan là 5 năm; khi cần thiết cấp có thẩm quyền điều động sĩ quan biệt phái xem xét, quyết định kéo dài thời hạn biệt phái, thời gian kéo dài không quá 5 năm.
2. Khi cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng hoặc do cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan đến biệt phái đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định điều động sĩ quan biệt phái về trước thời hạn.
Như vậy, thời hạn làm nhiệm vụ biệt phái của mỗi sĩ quan Quân đội là 5 năm; khi cần thiết cấp có thẩm quyền điều động sĩ quan biệt phái xem xét, quyết định kéo dài thời hạn biệt phái, thời gian kéo dài không quá 5 năm.
Khi cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng hoặc do cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan đến biệt phái đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định điều động sĩ quan biệt phái về trước thời hạn.
Sĩ quan biệt phái là ai? Thời hạn làm nhiệm vụ biệt phái của mỗi sĩ quan Quân đội là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Sĩ quan biệt phái thực hiện những nhiệm vụ nào?
Theo Điều 10 Nghị định 165/2003/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của sĩ quan biệt phái như sau:
Nhiệm vụ của sĩ quan biệt phái
1. Sĩ quan biệt phái ở Bộ có nhiệm vụ :
a) Tham mưu với Bộ trưởng, nơi sĩ quan đến biệt phái thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng và giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc kết hợp kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh;
b) Tham mưu với Bộ trưởng về kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ. Giúp Bộ trưởng lập kế hoạch và hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thuộc quyền thực hiện kế hoạch bảo đảm cho quốc phòng trong thời bình và khi đất nước có chiến tranh; công tác giáo dục quốc phòng, xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, động viên công nghiệp, tuyển quân, xây dựng lực lượng tự vệ, phòng thủ dân sự và các nhiệm vụ khác có liên quan đến quân sự, quốc phòng theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng;
c) Đề xuất các biện pháp phối hợp công tác giữa Bộ nơi sĩ quan đến biệt phái với Bộ Quốc phòng.
2. Sĩ quan biệt phái ở cơ quan Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước có nhiệm vụ :
a) Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về những vấn đề liên quan đến quân sự, quốc phòng thuộc chức trách, nhiệm vụ của người lãnh đạo cơ quan, do lãnh đạo cơ quan giao trực tiếp hoặc thông qua cấp trực tiếp quản lý sĩ quan biệt phái;
b) Tham gia hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quân sự, quốc phòng do lãnh đạo cơ quan giao;
c) Đề xuất các biện pháp phối hợp giữa cơ quan nơi sĩ quan công tác với Bộ Quốc phòng, làm cầu nối giữa cơ quan, lãnh đạo cơ quan với Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng.
3. Sĩ quan biệt phái ở cơ quan giáo dục - đào tạo và các nhà trường có nhiệm vụ :
a) Làm tham mưu với Thủ trưởng cơ quan, nhà trường nơi sĩ quan đến biệt phái thực hiện công tác quản lý về giáo dục quốc phòng; nghiên cứu khoa học, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và thực hiện giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng;
b) Tham gia phối hợp thực hiện các công tác quân sự khác.
4. Sĩ quan biệt phái ở tổ chức chính trị có nhiệm vụ thực hiện các nội dung công tác chuyên môn nghiệp vụ theo chuyên đề hoặc theo nhiệm vụ được giao.
Theo đó, nhiệm vụ của sĩ quan biệt phái được quy định theo từng trường hợp sau đây:
(1) Sĩ quan biệt phái ở Bộ có nhiệm vụ :
- Tham mưu với Bộ trưởng, nơi sĩ quan đến biệt phái thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng và giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc kết hợp kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh;
- Tham mưu với Bộ trưởng về kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ.
Giúp Bộ trưởng lập kế hoạch và hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thuộc quyền thực hiện kế hoạch bảo đảm cho quốc phòng trong thời bình và khi đất nước có chiến tranh; công tác giáo dục quốc phòng, xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, động viên công nghiệp, tuyển quân, xây dựng lực lượng tự vệ, phòng thủ dân sự và các nhiệm vụ khác có liên quan đến quân sự, quốc phòng theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng;
- Đề xuất các biện pháp phối hợp công tác giữa Bộ nơi sĩ quan đến biệt phái với Bộ Quốc phòng.
(2) Sĩ quan biệt phái ở cơ quan Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước có nhiệm vụ :
- Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về những vấn đề liên quan đến quân sự, quốc phòng thuộc chức trách, nhiệm vụ của người lãnh đạo cơ quan, do lãnh đạo cơ quan giao trực tiếp hoặc thông qua cấp trực tiếp quản lý sĩ quan biệt phái;
- Tham gia hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quân sự, quốc phòng do lãnh đạo cơ quan giao;
- Đề xuất các biện pháp phối hợp giữa cơ quan nơi sĩ quan công tác với Bộ Quốc phòng, làm cầu nối giữa cơ quan, lãnh đạo cơ quan với Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng.
(4) Sĩ quan biệt phái ở cơ quan giáo dục - đào tạo và các nhà trường có nhiệm vụ :
- Làm tham mưu với Thủ trưởng cơ quan, nhà trường nơi sĩ quan đến biệt phái thực hiện công tác quản lý về giáo dục quốc phòng; nghiên cứu khoa học, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và thực hiện giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng;
- Tham gia phối hợp thực hiện các công tác quân sự khác.
(4) Sĩ quan biệt phái ở tổ chức chính trị có nhiệm vụ thực hiện các nội dung công tác chuyên môn nghiệp vụ theo chuyên đề hoặc theo nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?