Sau ly hôn mỗi tháng cha đẻ cấp dưỡng nuôi con 5 triệu đồng có được không? Có nhất thiết phải đưa 1 lần hay không?
Sau ly hôn mỗi tháng cha đẻ cấp dưỡng nuôi con 5 triệu đồng có được không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo đó, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Đồng thời tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:
Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, đối chiếu những quy định trên thì thấy được rằng sau khi ly hôn thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng 1 khoản tiền để nuôi con.
Cụ thể khoản tiền cấp dưỡng nuôi con hay mức cấp dưỡng phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên, sự thỏa thuận này cũng phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Ví dụ: Trường hợp cha đứa bé chỉ làm được thu nhập 10 triệu thì việc thỏa thuận cấp dưỡng 5 triệu 1 tháng là quá tốt đối với người được cấp dưỡng. Trường hợp cha của đứa trẻ (người được cấp dưỡng) có thu nhập 100 triệu mà nhu cầu thiết yếu của đứa trẻ lại cần 10 triệu thì việc cấp dưỡng 5 triệu là quá ít.
Tóm lại, vấn đề cấp dưỡng nuôi con ít hay nhiều còn tùy thuộc vào thu nhập của người cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và sẽ là sự thỏa thuận của cả hai bên.
Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Nếu đã thỏa thuận mức cấp dưỡng nuôi con nhưng trong thời gian cấp dưỡng có lý do chính đáng để thay đổi thì mức cấp dưỡng có thể thay đổi.
Sau ly hôn mỗi tháng cha đẻ cấp dưỡng nuôi con 5 triệu đồng có được không? Có nhất thiết phải đưa 1 lần hay không? (Hình từ Internet)
Sau ly hôn mỗi tháng cha đẻ cấp dưỡng nuôi con 5 triệu đồng có nhất thiết phải đưa 1 lần hay không?
Về phương thức cấp dưỡng nuôi con sẽ được pháp luật quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo đó, việc cấp dưỡng nuôi con có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, đối chiếu quy định thì sau ly hôn mỗi tháng cha đẻ cấp dưỡng nuôi con 5 triệu đồng hoàn toàn có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Tức có thể chia theo hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần tùy theo sự thỏa thuận của cả 2 bên sao cho phù hợp nhất.
Khi nào thì sau ly hôn mỗi tháng cha đẻ hết cấp dưỡng tiền nuôi con?
Căn cứ tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
Trường hợp 2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
Trường hợp 3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
Trường hợp 4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
Trường hợp 5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
Trường hợp 6. Trường hợp khác theo quy định của luật.
Theo đó, sẽ có 6 trưởng hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Như vậy, cha đẻ sẽ hết cấp dưỡng tiền nuôi con khi rời vào 1 trong 6 trường hợp nói trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?