Sau khi sơ chế và đóng gói đối với mít quả tươi hạng đặc biệt có được có khuyết tật nhẹ về vỏ quả không? Dung sai về chất lượng và kích cỡ cho phép là bao nhiêu?
- Sau khi sơ chế và đóng gói đối với mít quả tươi hạng đặc biệt có được có khuyết tật nhẹ về vỏ quả không?
- Dung sai về chất lượng và kích cỡ cho phép trong mỗi bao gói mít quả tươi hạng đặc biệt được quy định như thế nào?
- Độ đồng đều trong cách trình bày sản phẩm mít quả tươi hạng đặc biệt được quy định như thế nào?
Sau khi sơ chế và đóng gói đối với mít quả tươi hạng đặc biệt có được có khuyết tật nhẹ về vỏ quả không?
Căn cứ theo tiết 2.2.1 tiểu muc 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12355:2018 quy định yêu cầu về chất lượng như sau:
Yêu cầu về chất lượng
...
2.2 Phân hạng
Mít quả tươi được phân thành ba hạng như sau:
2.2.1 Hạng “đặc biệt”
Mít quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất, đặc trưng cho giống và/hoặc hạng thương mại, hầu như không có các khuyết tật miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
2.2.2 Hạng I
Mít quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt, đặc trưng cho giống và/hoặc hạng thương mại. Tuy nhiên cho phép có các khuyết tật sau miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:
- khuyết tật nhẹ về màu sắc và hình dạng;
- khuyết tật nhẹ về vỏ quả và các khuyết tật bên ngoài khác không vượt quá 10 % tổng diện tích bề mặt;
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật không được ảnh hưởng đến thịt quả.
2.2.3 Hạng II
Mít quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn, nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1. Có thể cho phép mít quả tươi có các khuyết tật sau miễn là vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm:
- khuyết tật về hình dạng và màu sắc;
- khuyết tật nhẹ về vỏ quả và các khuyết tật bề ngoài khác không vượt quá 15 % tổng diện tích bề mặt;
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật không được ảnh hưởng đến thịt quả.
...
Theo đó, mít quả tươi hạng đặc biệt phải có chất lượng cao nhất, đặc trưng cho giống và/hoặc hạng thương mại, hầu như không có các khuyết tật miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
Trường hợp mít quả tươi có khuyết tật nhẹ về vỏ quả và các khuyết tật bên ngoài khác không vượt quá 10 % tổng diện tích bề mặt thì được phân vào mít quả tươi hạng I.
Mít quả tươi (Hình từ Internet)
Dung sai về chất lượng và kích cỡ cho phép trong mỗi bao gói mít quả tươi hạng đặc biệt được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12355:2018 quy định như sau:
Yêu cầu về dung sai
Cho phép dung sai về chất lượng và kích cỡ quả trong mỗi bao gói sản phẩm bán lẻ (hoặc mỗi lô hàng sản phẩm ở dạng rời) không đáp ứng các yêu cầu của mỗi hạng quy định.
4.1 Dung sai về chất lượng
4.1.1 Hạng “đặc biệt”
Cho phép 5 % số lượng mít quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng “đặc biệt”, nhưng phải đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn dung sai cho phép của hạng đó.
4.1.2 Hạng I
Cho phép 10 % số lượng mít quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng I nhưng phải đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn dung sai cho phép của hạng đó.
4.1.3 Hạng II
Cho phép 10 % số lượng mít quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, trừ sản phẩm bị thối hoặc hư hỏng bất kỳ khác dẫn đến không thích hợp cho việc sử dụng.
4.2 Dung sai về kích cỡ
Đối với tất cả các hạng, cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng mít quả tươi tương ứng với cỡ trên và/hoặc cỡ dưới liền kề chỉ rõ trong Điều 3.
Theo đó, cho phép dung sai về chất lượng và kích cỡ quả trong mỗi bao gói sản phẩm bán lẻ (hoặc mỗi lô hàng sản phẩm ở dạng rời) không đáp ứng các yêu cầu của mỗi hạng quy định.
Đối với mít quả tươi hạng đặc biệt dung sai về chất lượng cho phép 5 % số lượng mít quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng “đặc biệt”, nhưng phải đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn dung sai cho phép của hạng đó.
Dung sai về kích cỡ cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng mít quả tươi tương ứng với cỡ trên và/hoặc cỡ dưới liền kề chỉ rõ trong Điều 3.
Độ đồng đều trong cách trình bày sản phẩm mít quả tươi hạng đặc biệt được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12355:2018 quy định như sau:
Yêu cầu về cách trình bày sản phẩm
5.1 Độ đồng đều
Lượng mít quả tươi chứa trong mỗi lô hàng phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng giống và/hoặc hạng thương mại, xuất xứ, chất lượng và kích cỡ. Phần quan sát được của sản phẩm trong lô phải đại diện cho toàn bộ lô hàng.
5.2 Bao gói
Mít quả tươi phải được bao gói để bảo vệ sản phẩm một cách thích hợp. Vật liệu được sử dụng bên trong bao gói phải sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem liên quan đến các yêu cầu thương mại miễn là việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.
Mít quả tươi cần được đóng gói trong mỗi bao bì phù hợp với TCVN 9770 (CAC/RCP 44) Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.
....
Theo đó, lượng mít quả tươi hạng đặc biệt chứa trong mỗi lô hàng phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng giống và/hoặc hạng thương mại, xuất xứ, chất lượng và kích cỡ.
Phần quan sát được của mít quả tươi hạng đặc biệt trong lô phải đại diện cho toàn bộ lô hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?