Sau khi phương án bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được phê duyệt thì cần lựa chọn tổ chức đấu giá ra sao?
- Có thể bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo hình thức đấu giá không?
- Sau khi phương án bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được phê duyệt thì cần lựa chọn tổ chức đấu giá ra sao?
- Trường hợp cuộc đấu giá doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ có một tổ chức đăng ký thì giải quyết thế nào?
Có thể bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo hình thức đấu giá không?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về hình thức bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Trình tự bán toàn bộ doanh nghiệp
1. Xây dựng phương án bán toàn bộ doanh nghiệp bao gồm:
a) Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, trong đó bao gồm: hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp; hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ; báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước từng thời kỳ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; phương án sắp xếp lại lao động; dự toán chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp; phương pháp, hình thức, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác (nếu có);
b) Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp;
c) Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp;
d) Hoàn tất phương án bán toàn bộ doanh nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phương án bán toàn bộ doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung cơ bản như: Thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp; Xác định giá bán và phương thức bán, dự kiến chi phí tổ chức thực hiện; Phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Phương án sử dụng lao động đang quản lý và giải quyết lao động dôi dư.
2. Tổ chức thực hiện phương án bán toàn bộ doanh nghiệp theo phương thức đấu giá.
3. Hoàn tất việc bán toàn bộ doanh nghiệp: Quyết toán chi phí bán và số tiền thu từ việc bán toàn bộ doanh nghiệp; thanh toán; bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ liên quan cho người trúng đấu giá; thông báo về việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp.
Từ quy định trên thì có thể tiến hành bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo phương thức bán đấu giá doanh nghiệp.
Sau khi phương án bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được phê duyệt thì cần lựa chọn tổ chức đấu giá ra sao? (Hình từ Internet)
Sau khi phương án bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được phê duyệt thì cần lựa chọn tổ chức đấu giá ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về việc lựa chọn tổ chức đấu giá như sau:
Tổ chức đấu giá doanh nghiệp
1. Sau khi được phê duyệt phương án bán toàn bộ doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và thực hiện lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản.
Như vậy, sau khi phương án bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được phê duyệt thì cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ Thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và thực hiện lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo Điều 56 Luật Đấu giá tài sản 2016, cụ thể như sau:
(1) Thông báo công khai về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản có các nội dung chính sau đây:
- Tên, địa chỉ của người có tài sản đấu giá;
- Tên tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá;
- Giá khởi điểm của tài sản đấu giá;
- Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản quy định tại khoản 4 Điều này;
- Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký tham gia tổ chức đấu giá.
(2) Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ hồ sơ tham gia tổ chức đấu giá của tổ chức đấu giá tài sản, tiêu chí Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn.
(3) Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bao gồm:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá;
- Phương án đấu giá khả thi, hiệu quả;
- Năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản;
- Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp;
- Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố;
- Các tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định.
Trường hợp cuộc đấu giá doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ có một tổ chức đăng ký thì giải quyết thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 26 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về trường hợp chỉ có một tổ chức tham gia đấu giá như sau:
Tổ chức đấu giá doanh nghiệp
...
5. Trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá thì thực hiện theo quy định tại Điều 49 Luật Đấu giá tài sản.
...
Như vậy, trong trường hợp tổ chức bán toàn bộ doanh nghiệp theo phương thức đấu giá mà chỉ có một tổ chức đăng ký tham gia đấu giá thì sẽ giải quyết theo Điều 49 Luật Đấu giá tài sản 2016, cụ thể như sau:
(1) Trường hợp đấu giá tài sản theo phương thức trả giá lên, khi đã hết thời hạn đăng ký tham gia mà chỉ có một tổ chức đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều tổ chức đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc đấu giá thì tài sản được bán cho người đó nếu người có tài sản đấu giá đồng ý bằng văn bản;
(2) Trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc đấu giá và chấp nhận giá khởi điểm hoặc chấp nhận mức giá sau khi đã giảm thì tài sản được bán cho người đó nếu người có tài sản đấu giá đồng ý bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?