Sau khi phẫu thuật nắn bó bột gãy Pouteau - Colles thì cần phải theo dõi và xử trí nếu có tai biến xảy ra như thế nào?
Sau khi phẫu thuật nắn bó bột gãy Pouteau - Colles thì cần phải theo dõi và xử trí nếu có tai biến xảy ra như thế nào?
Phẫu thuật nắn bó bột gãy Pouteau - Colles là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục VI Quy trình kỹ thuật nắn bó bột gãy Pouteau - Colles ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
NẮN, BÓ BỘT GÃY POUTEAU-COLLES
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Kiểm tra lại mạch và thần kinh ngay sau bó
- XQ kiểm tra.
- Khám lại sau 24 giờ kiểm tra xem có chèn ép không
- Nếu có dấu hiệu chèn ép cho nới bột ngay.
...
Theo đó, sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật nắn bó bột gãy Pouteau - Colles vẫn cần phải tiếp tục thực hiện việc theo dõi kiểm tra lại mạch và thần kinh ngay sau bó. XQ kiểm tra. Khám lại sau 24 giờ kiểm tra xem có chèn ép không. Nếu có dấu hiệu chèn ép cho nới bột ngay.
Như vậy, theo quy định trên cần phải thực hiện tiếp tục theo dõi và xử trí tai biến sau khi phẫu thuật nắn bó bột gãy Pouteau - Colles.
Phẫu thuật
Phẫu thuật nắn bó bột gãy Pouteau - Colles không được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Quy trình kỹ thuật nắn bó bột gãy Pouteau - Colles ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
NẮN, BÓ BỘT GÃY POUTEAU-COLLES
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Đối với tất cả các trường hợp gãy kín đầu dưới xương quay mới.
- Các trường hợp gãy đến muộn sau 6 tuần nhưng thể trạng yếu như đái tháo đường, cao huyết áp, thể trạng già yếu.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Gãy hở từ độ 2 trở lên.
- Gãy xương kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh, hội chứng khoang bàn tay.
- Những trường hợp sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng do Người bệnh đến muộn hoặc đắp lá.
...
Theo đó, phẫu thuật nắn bó bột gãy Pouteau - Colles đối với tất cả các trường hợp gãy kín đầu dưới xương quay mới.
Các trường hợp gãy đến muộn sau 6 tuần nhưng thể trạng yếu như đái tháo đường, cao huyết áp, thể trạng già yếu.
Ngược lại, trong trường hợp:
- Gãy hở từ độ 2 trở lên.
- Gãy xương kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh, hội chứng khoang bàn tay.
- Những trường hợp sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng do Người bệnh đến muộn hoặc đắp lá.
Cho nên, những trường hợp này đều là chống chỉ định nên không được thực hiện phẫu thuật.
Như vậy, phẫu thuật nắn bó bột gãy Pouteau - Colles sẽ không được thực hiện nếu thuộc trường hợp chống chỉ định.
Phẫu thuật nắn bó bột gãy Pouteau - Colles thì tiến hành theo bước nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục V Quy trình kỹ thuật nắn bó bột gãy Pouteau - Colles ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
NẮN, BÓ BỘT GÃY POUTEAU-COLLES
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: 04 người
- Bác sỹ: 01
- Kỹ thuật viên: 03
2. Người bệnh:
- Sau tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động…..
- Có chẩn đoán gãy Pouteau- Colles và có chỉ định điều trị bảo tồn.
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật.
- Được vệ sinh sạch sẽ, cởi bỏ áo tay bên bó bột.
- Với người bệnh gây mê cần nhịn ăn uống 6 giờ.
3. Phương tiện:
- Thuốc gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ
- Máy C- ARM
- Bàn nắn.
- Bột thạch cao: 2- 3 cuộn khổ 20cm (bột liền). 3- 5 cuộn khổ 20cm (bột tự cán).
- Bông lót . 1-2 cuộn khổ 20cm.
4. Thời gian thực hiện thủ thuật: 50- 60 phút.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa trên bàn chỉnh hình để được gây mê hoặc gây tê tại chỗ
2. Vô cảm:
- Gây mê tĩnh mạch
- Gây tê tại ổ gãy
3. Kỹ thuật:
- Sau gây mê, gây tê cho người bệnh nằm ngửa cố định khuỷu tay vuông góc với cánh tay bằng đai vải tạo lực đối kháng.
- Kỹ thuật viên 1. Tay phải nắm ngón cái, tay trái nắm ngón 2,3,4 của người bệnh kéo dọc theo trục của chi 5- 7 phút.
- Kỹ thuật viên 2. Đứng đối diện với KTV1 dùng lực hai ngón tay cái đối lực ngược chiều với các ngón tay phía dưới vuốt mạnh dọc từ trên ổ gãy xuống, gấp cổ tay tối đa để nắn đầu dưới xương quay ra trước sau đó nắn di lệch bên nghiêng trụ sau đó giữ nhẹ cổ tay duỗi chở lại.
- Kỹ thuật viên 3. Kiểm tra trên C- ARM và bó bột Cẳng bàn tay.
...
Theo đó, Các bước tiến hành phẫu thuật sẽ bao gồm như sau:
- Tư thế: Người bệnh nằm ngửa trên bàn chỉnh hình để được gây mê hoặc gây tê tại chỗ
- Vô cảm:
+ Gây mê tĩnh mạch
+ Gây tê tại ổ gãy
- Kỹ thuật:
+ Sau gây mê, gây tê cho người bệnh nằm ngửa cố định khuỷu tay vuông góc với cánh tay bằng đai vải tạo lực đối kháng.
+ Kỹ thuật viên 1. Tay phải nắm ngón cái, tay trái nắm ngón 2,3,4 của người bệnh kéo dọc theo trục của chi 5- 7 phút.
+ Kỹ thuật viên 2. Đứng đối diện với KTV1 dùng lực hai ngón tay cái đối lực ngược chiều với các ngón tay phía dưới vuốt mạnh dọc từ trên ổ gãy xuống, gấp cổ tay tối đa để nắn đầu dưới xương quay ra trước sau đó nắn di lệch bên nghiêng trụ sau đó giữ nhẹ cổ tay duỗi chở lại.
+ Kỹ thuật viên 3. Kiểm tra trên C- ARM và bó bột Cẳng bàn tay.
Như vậy, phẫu thuật nắn bó bột gãy Pouteau - Colles thì thực hiện theo các bước trên theo quy định để đảm bảo không xảy ra sai sót đối với bệnh nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?