Sau khi hết thời hạn trưng dụng tài sản, tài sản có được hoàn trả hay không? Trường hợp việc trưng dụng tài sản gây ra thiệt hại thì phải bồi thường như thế nào?
- Tài sản có được hoàn trả lại sau khi hết thời hạn trưng dụng tài sản hay không?
- Trường hợp nào việc trưng dụng tài sản gây ra thiệt hại thì cần bồi thường?
- Bồi thường thiệt hại về trưng dụng tài sản thế nào khi tài sản trưng dụng bị mất?
- Bồi thường thiệt hại về trưng dụng tài sản thế nào khi tài sản trưng dụng hư hỏng?
Tài sản có được hoàn trả lại sau khi hết thời hạn trưng dụng tài sản hay không?
Theo quy định tại Điều 33 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008, tài sản trưng dụng được hoàn trả khi hết thời hạn trưng dụng theo quyết định trưng dụng tài sản.
* Quyết định hoàn trả tài sản trưng dụng phải được lập thành văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
b) Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản;
c) Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản hoàn trả;
d) Thời gian và địa điểm hoàn trả tài sản.
* Thành phần tham gia hoàn trả tài sản trưng dụng bao gồm các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008:
a) Cá nhân, đại diện tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
b) Người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản.
* Việc hoàn trả tài sản trưng dụng phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm có:
a) Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản;
c) Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản hoàn trả;
d) Thời gian và địa điểm hoàn trả.
* Trường hợp người có tài sản trưng dụng hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản không đến nhận tài sản thì tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng tiếp tục quản lý và tài sản được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự. Trường hợp người có tài sản trưng dụng tự nguyện hiến, tặng cho tài sản cho Nhà nước thì xác lập sở hữu Nhà nước đối với tài sản đó. Việc hiến, tặng cho tài sản được lập thành văn bản.
Trưng dụng tài sản
Trường hợp nào việc trưng dụng tài sản gây ra thiệt hại thì cần bồi thường?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008, người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản trưng dụng bị mất;
b) Tài sản trưng dụng bị hư hỏng;
c) Người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra.
Ngoài ra, khoản 2, khoản 3 Điều 34 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 có quy định cụ thể như sau:
"2. Mức bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do người quyết định trưng dụng tài sản thỏa thuận với người có tài sản trưng dụng theo nguyên tắc quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Luật này. Trường hợp không thỏa thuận được thì người quyết định trưng dụng tài sản quyết định mức bồi thường; nếu người có tài sản trưng dụng không đồng ý với mức bồi thường này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản có thể thành lập hội đồng để xác định mức bồi thường.
3. Trường hợp người có tài sản trưng dụng không nhận bồi thường thì được ghi vào biên bản hoàn trả tài sản.
4. Trường hợp tài sản trưng dụng là tài sản nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bị mất hoặc bị hư hỏng thì được bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để mua mới hoặc sửa chữa."
Bồi thường thiệt hại về trưng dụng tài sản thế nào khi tài sản trưng dụng bị mất?
Trường hợp tài sản trưng dụng bị mất, việc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 35 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 như sau:
(1) Trường hợp tài sản trưng dụng bị mất thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền.
(2) Mức bồi thường bằng tiền được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mức độ hao mòn với tài sản đã trưng dụng trên thị trường tại thời điểm thanh toán.
(3) Trường hợp tài sản bị mất đã được mua bảo hiểm, đóng lệ phí trước bạ thì mức bồi thường bao gồm cả chi phí mua bảo hiểm và lệ phí trước bạ.
Bồi thường thiệt hại về trưng dụng tài sản thế nào khi tài sản trưng dụng hư hỏng?
Trường hợp bồi thường thiệt hại về trưng dụng tài sản nếu tài sản trưng dụng bị hư hỏng được quy định cụ thể tại Điều 36 Luật Trưng mua, tưng dụng tài sản 2008 như sau:
(1) Trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng thì việc bồi thường được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng sửa chữa, khôi phục lại tài sản và hoàn trả cho người có tài sản trưng dụng;
b) Người có tài sản trưng dụng được bồi thường các khoản chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm hoàn trả tài sản để tự sửa chữa, khôi phục lại tài sản.
(2) Trường hợp tài sản trưng dụng là đất thì việc bồi thường được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng khôi phục lại mặt bằng và hoàn trả cho người có tài sản trưng dụng;
b) Người có tài sản trưng dụng được bồi thường các khoản chi phí bồi bổ, tôn tạo lại mặt bằng theo giá thị trường tại thời điểm hoàn trả tài sản để tự khôi phục lại.
(3) Trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục được thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
Bồi thường thiệt hại về trưng dụng tài sản thế nào khi tài sản trưng dụng trực tiếp gây ra thiệt hại?
Trường hợp tài sản trưng dụng gây ra thiệt hại trực tiếp về thu nhập cho người có tài sản thì việc bồi thường thiệt hại về trưng dụng tài sản được quy định tại Điều 37 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 như sau:
(1) Trường hợp thu nhập của người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao tài sản trưng dụng đến ngày hoàn trả tài sản trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả tài sản.
(2) Mức thiệt hại thu nhập thực tế được xác định như sau:
a) Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, mức thiệt hại được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng tại thời điểm trưng dụng tài sản;
b) Đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, mức thiệt hại được xác định trên cơ sở thu nhập do tài sản trưng dụng mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm trưng dụng.
Như vậy, các vấn đề liên quan đến hoạt động trưng dụng tài sản như: hoàn trả tài sản sau khi hết thời hạn trưng dụng, bồi thường thiệt hại cho người có tài sản được trưng dụng được quy định cụ thể tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?