Sau khi được cấp giấy phép hoạt động, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải thông báo công khai những thông tin gì?
- Sau khi được cấp giấy phép hoạt động, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải thông báo công khai những thông tin gì?
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có phải niêm yết công khai giấy phép hoạt động không?
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải gửi báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm hằng năm vào thời gian nào?
Sau khi được cấp giấy phép hoạt động, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải thông báo công khai những thông tin gì?
Việc thông báo công khai thông tin hoạt động của doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
Thông báo hoạt động dịch vụ việc làm
1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về giấy phép, địa điểm, lĩnh vực hoạt động, tên người đại diện theo pháp luật thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm, số điện thoại, e-mail, website.
2. Trước 10 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động.
3. Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, doanh nghiệp phải có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh về địa điểm mới kèm theo giấy tờ chứng minh điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước ngày thực hiện chuyển địa điểm.
Như vậy, theo quy định, trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về:
- Giấy phép, địa điểm, lĩnh vực hoạt động;
- Tên người đại diện theo pháp luật thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm;
- Số điện thoại, e-mail, website.
Sau khi được cấp giấy phép hoạt động, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải thông báo công khai những thông tin gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có phải niêm yết công khai giấy phép hoạt động không?
Việc niêm yết công khai giấy phép hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
1. Niêm yết công khai bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép, quyết định thu hồi giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
2. Theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do doanh nghiệp giới thiệu hoặc cung ứng tối thiểu 03 tháng hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động (đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 03 tháng).
3. Lập, cập nhật, quản lý dữ liệu lao động đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm; người sử dụng lao động đăng ký tuyển lao động và thực hiện kết nối, chia sẻ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Doanh nghiệp thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình hoạt động cung ứng dịch vụ việc làm bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác thì phải thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của Chính phủ về thương mại điện tử.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có trách nhiệm niêm yết công khai bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép hoạt động tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải gửi báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm hằng năm vào thời gian nào?
Báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm được quy định tại khoản 6 Điều 31 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
...
5. Xây dựng giá cung ứng dịch vụ việc làm và niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo hằng năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
7. Báo cáo kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động dịch vụ việc làm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ việc làm.
8. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải gửi báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm hằng năm đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước ngày 20 tháng 12.
Lưu ý: Bên cạnh báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm hằng năm thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm còn phải gửi báo cáo định kỳ 06 tháng.
Thời hạn gửi gửi báo cáo định kỳ tình hình hoạt động dịch vụ việc làm 06 tháng là trước ngày 20 tháng 6.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?