Sau khi có kết quả xử lý đơn kiến nghị trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội, việc lưu trữ hồ sơ thực hiện như thế nào?
Việc tiếp nhận đơn kiến nghị trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định về tiếp nhận đơn như sau:
Tiếp nhận đơn
1. Khi nhận đơn của công dân từ các nguồn theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị (sau đây viết là Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014) phải chuyển toàn bộ đến bộ phận xử lý đơn của cơ quan để đăng ký, theo dõi và xử lý theo quy định.
2. Đơn tiếp nhận phải được vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi.
Như vậy, khi nhận đơn kiến nghị của công dân từ các nguồn sau tại Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-TTCP, phải chuyển toàn bộ đến bộ phận xử lý đơn của cơ quan để đăng ký, theo dõi và xử lý theo quy định:
- Đơn kiến nghị được gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Đơn kiến nghị được gửi đến Trụ sở tiếp công dân, Ban tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận đơn hoặc qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Đơn kiến nghị do Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật;
- Đơn kiến nghị do lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Đảng chuyển đến.
Đơn tiếp nhận phải được vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi.
Tải về Mẫu đơn kiến nghị của cá nhân mới nhất 2023: Tại Đây
Việc tiếp nhận đơn kiến nghị trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Đơn kiến nghị trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định về xử lý phản ánh, kiến nghị như sau:
Xử lý phản ánh, kiến nghị
1. Đơn phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Đơn phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định việc chuyển đơn và các tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc chuyển đơn phản ánh, kiến nghị được thực hiện bằng Mẫu số 06-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014.
Theo quy định trên, đơn kiến nghị trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn kiến nghị đề xuất Thủ trưởng cơ quan xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đơn kiến nghị không thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định việc chuyển đơn và các tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Việc chuyển đơn kiến nghị được thực hiện bằng Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-TTCP.
Sau khi có kết quả xử lý đơn kiến nghị, việc lưu trữ hồ sơ thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 24 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định về lưu trữ hồ sơ như sau:
Lưu trữ hồ sơ
1. Sau khi có kết quả xử lý đơn, phải ghi sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi. Việc lưu trữ sổ sách và sao lưu dữ liệu trên máy tính được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Đối với đơn thuộc thẩm quyền, sau khi có kết quả xử lý, phải lưu toàn bộ hồ sơ vụ việc theo quy định.
3. Đối với đơn không thuộc thẩm quyền, sau khi có văn bản hướng dẫn và trả lại đơn cho công dân hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phải lưu lại một (01) bản và sắp xếp quản lý theo quy định. Riêng đối với đơn chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phải sao lại đơn của công dân để lưu theo dõi.
4. Đối với đơn không đủ điều kiện xử lý, xếp lưu đơn theo thứ tự quản lý để phục vụ công tác tra cứu. Thời hạn lưu trữ là một (01) năm, việc tiêu hủy đơn do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
Theo đó, sau khi có kết quả xử lý đơn kiến nghị, phải ghi sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi. Việc lưu trữ sổ sách và sao lưu dữ liệu trên máy tính được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Đối với đơn thuộc thẩm quyền, sau khi có kết quả xử lý, phải lưu toàn bộ hồ sơ vụ việc theo quy định.
Đối với đơn không thuộc thẩm quyền, sau khi có văn bản hướng dẫn và trả lại đơn cho công dân hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phải lưu lại 01 bản và sắp xếp quản lý theo quy định. Riêng đối với đơn chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phải sao lại đơn của công dân để lưu theo dõi.
Đối với đơn kiến nghị không đủ điều kiện xử lý, xếp lưu đơn theo thứ tự quản lý để phục vụ công tác tra cứu. Thời hạn lưu trữ là 01 năm, việc tiêu hủy đơn do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?