Sáp nhập xã: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công nhận đơn vị hành chính cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới khi nào?
- Sáp nhập xã: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công nhận đơn vị hành chính cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới khi nào?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cần nêu rõ những nội dung nào?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong chuyển đổi giấy tờ cho cá nhân, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính là gì?
Sáp nhập xã: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công nhận đơn vị hành chính cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định như sau:
Việc công nhận đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu
1. Đối với các đơn vị hành chính cấp xã tiến hành sắp xếp mà đều đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công nhận đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Đối với các đơn vị hành chính cấp huyện tiến hành sắp xếp mà đều đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận đơn vị hành chính cấp huyện hình thành sau sắp xếp đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ban hành quyết định công nhận đơn vị hành chính cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới sau sắp xếp khi tất cả các đơn vị hành chính cấp xã tham gia sắp xếp đều đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao hoặc nông thôn mới kiểu mẫu.
Sắp xếp đơn vị hành chính: Khi nào Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ban hành quyết định công nhận đơn vị hành chính cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới? (Hình từ internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cần nêu rõ những nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định về xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã như sau:
Xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này và gửi Bộ Nội vụ để xem xét, cho ý kiến.
2. Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương cần nêu rõ các nội dung sau đây:
a) Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp;
b) Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp;
c) Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp;
d) Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính khi thực hiện phương án sắp xếp;
đ) Các đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau sắp xếp;
e) Các đơn vị hành chính đô thị dự kiến mở rộng địa giới hoặc thành lập mới;
g) Các đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau sắp xếp nhưng không đạt tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;
h) Kế hoạch, lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.
...
Theo đó, phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương cần nêu rõ các nội dung gồm:
(1) Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp;
(2) Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp;
(3) Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp;
(4) Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính khi thực hiện phương án sắp xếp;
(5) Các đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau sắp xếp;
(6) Các đơn vị hành chính đô thị dự kiến mở rộng địa giới hoặc thành lập mới;
(7) Các đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau sắp xếp nhưng không đạt tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;
(9) Kế hoạch, lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong chuyển đổi giấy tờ cho cá nhân, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định về chuyển đổi giấy tờ cho cá nhân, tổ chức như sau:
(1) Các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, công dân, tổ chức trước khi thực hiện sắp xếp theo đơn vị hành chính cũ nếu chưa hết thời hạn theo quy định vẫn được tiếp tục sử dụng.
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền và triển khai việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ và không thu các loại phí, lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi do thay đổi địa giới đơn vị hành chính.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bỏ công chức loại A, B, C, D và ngạch công chức theo Dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi? Đề xuất vị trí việc làm CBCC?
- Phong cách văn học là gì? Ví dụ về phong cách văn học? Có những hiểu biết về phong cách văn học là yêu cầu của cấp học nào?
- Tinh giản biên chế giáo viên: Giáo viên phải có bằng cấp, chứng chỉ gì? Giáo viên nào chưa tinh giản biên chế?
- Chỉ định điều trị nội trú ban ngày bằng y học cổ truyền phải đáp ứng tiêu chí gì? Người bệnh được ra khỏi cơ sở khám chữa bệnh khi nào?
- Dự đoán ngày 1 4 2025 tốt hay xấu? Giờ đẹp ngày 1 4 2025 tài lộc may mắn? Ngày 1 tháng 4 năm 2025 có tốt không?