Sáp nhập xã này với cấp xã khác thì cán bộ công chức cấp xã đang công tác tại đơn vị được hưởng chính sách gì theo Nghị quyết 35?
- Sáp nhập xã này với cấp xã khác thì cán bộ công chức cấp xã đang công tác tại đơn vị được hưởng chính sách gì theo Nghị quyết 35?
- Số lượng lãnh đạo, quản lý và cán bộ công chức của cơ quan tổ chức sau sáp nhập xã được pháp luật quy định thế nào?
- Sáp nhập xã cần bảo đảm những nguyên tắc nào theo Nghị quyết 35?
Sáp nhập xã này với cấp xã khác thì cán bộ công chức cấp xã đang công tác tại đơn vị được hưởng chính sách gì theo Nghị quyết 35?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 hướng dẫn như sau:
Theo đó, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quy định tại Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 bao gồm các trường hợp thành lập, nhập, giải thể, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp huyện), xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã).
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định:
Việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp
...
2. Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mà làm thay đổi tên gọi, địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, phạm vi thôn, tổ dân phố thì việc áp dụng chế độ, chính sách đặc thù được thực hiện như sau:
a) Người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền;
b) Trường hợp đơn vị hành chính cấp xã được thay đổi tên gọi, điều chỉnh nguyên trạng vào 01 đơn vị hành chính cấp huyện thì cán bộ, công chức cấp xã, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác tại đơn vị hành chính đó tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách đặc thù theo khu vực hoặc theo vùng như trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp nhập, điều chỉnh đơn vị hành chính cấp xã này với đơn vị hành chính cùng cấp khác thì cán bộ, công chức cấp xã, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp được áp dụng chế độ, chính sách đặc thù theo khu vực hoặc theo vùng với mức cao nhất của một trong các đơn vị hành chính cùng cấp được nhập, điều chỉnh vào đơn vị hành chính mới cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền;
c) Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện được nhập vào đơn vị hành chính cấp huyện khác thì cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp được áp dụng chế độ, chính sách đặc thù theo khu vực hoặc theo vùng với mức cao nhất của một trong các đơn vị hành chính cùng cấp được nhập, điều chỉnh vào đơn vị hành chính mới cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
...
Như vậy, trong trường hợp sáp nhập xã này với cấp xã khác thì cán bộ công chức cấp xã, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp được áp dụng chế độ, chính sách đặc thù theo khu vực hoặc theo vùng với mức cao nhất của một trong các đơn vị hành chính cùng cấp được nhập, điều chỉnh vào đơn vị hành chính mới cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
Sáp nhập xã này với cấp xã khác thì cán bộ công chức cấp xã đang công tác tại đơn vị được hưởng chính sách gì theo Nghị quyết 35? (Hình từ Internet)
Số lượng lãnh đạo, quản lý và cán bộ công chức của cơ quan tổ chức sau sáp nhập xã được pháp luật quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 có quy định như sau:
Theo đó, số lượng lãnh đạo, quản lý và cán bộ công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức sau sáp nhập xã được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể bao gồm:
(1) Khi xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ đạo rà soát, dự kiến phương án bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm, xác định rõ số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư gắn với việc thực hiện tinh giản biên chế; việc sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, tổ chức mới và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư phải có lộ trình phù hợp với đặc thù của từng địa phương và thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15.
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục, số lượng vị trí việc làm và tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
(3) Chậm nhất là 05 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành, số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính sau sắp xếp phải bảo đảm đúng theo quy định. Trường hợp đặc biệt báo cáo Bộ Nội vụ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Sáp nhập xã cần bảo đảm những nguyên tắc nào theo Nghị quyết 35?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 có quy định:
Theo đó, nguyên tắc sáp nhập xã cần phải bảo đảm những nội dung, cụ thể:
(1) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
(2) Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải tuân thủ Hiến pháp, thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
(3) Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị hoặc các quy hoạch khác có liên quan.
(4) Chú trọng, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội.
(5) Chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn bảo đảm công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật.
(6) Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; giải quyết chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Điều kiện hỗ trợ chi phí chính sách đầu tư đối với doanh nghiệp công nghệ cao được quy định như thế nào?
- Mẫu Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 22? Tải về quyết định và các biểu mẫu kèm theo?
- Bỏ công chức loại A, B, C, D và ngạch công chức theo Dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi? Đề xuất vị trí việc làm CBCC?
- Phong cách văn học là gì? Ví dụ về phong cách văn học? Có những hiểu biết về phong cách văn học là yêu cầu của cấp học nào?
- Tinh giản biên chế giáo viên: Giáo viên phải có bằng cấp, chứng chỉ gì? Giáo viên nào chưa tinh giản biên chế?