Sáp nhập tỉnh: Phải xem xét yếu tố lịch sử hình thành của từng địa phương khi sáp nhập đúng không?
Sáp nhập tỉnh: Phải xem xét yếu tố lịch sử hình thành của từng địa phương khi sáp nhập đúng không?
Theo Điều 29 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như sau:
Đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gồm có năm phần và phụ lục như sau:
a) Phần thứ nhất: căn cứ pháp lý và sự cần thiết;
b) Phần thứ hai: lịch sử hình thành và hiện trạng của các đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Phần này gồm lịch sử hình thành; vị trí địa lý; chức năng, vai trò đối với thành lập thành phố, thị xã, thị trấn; diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất; dân số và cơ cấu, thành phần dân cư (độ tuổi; dân số nội thành, nội thị; thành phần dân tộc; lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp); tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng, quốc phòng, an ninh và tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tại địa bàn; đánh giá chi tiết mức độ đạt được các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính quy định tại Nghị quyết này (nếu có);
c) Phần thứ ba: phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Phần này gồm hiện trạng diện tích tự nhiên, dân số (tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định đề án) của đơn vị hành chính cấp tỉnh, và của các đơn vị hành chính có liên quan đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và địa giới hành chính; kết quả sau khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính các cấp;
...
Theo đó, khi xây dựng đề án sáp nhập thì tại phần thứ hai cần phải nêu được lịch sử hình thành của các đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc sáp nhập địa giới đơn vị hành chính.
Do đó, việc sáp nhập tỉnh cần xem xét yếu tố lịch sử hình thành của từng địa phương là các đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc sáp nhập địa giới đơn vị hành chính.
Sáp nhập tỉnh: Phải xem xét yếu tố lịch sử hình thành của từng địa phương khi sáp nhập đúng không? (hình từ internet)
Tên gọi sau khi sáp nhập tỉnh thành lập đơn vị hành chính mới có được trùng không?
Theo Điều 30 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định về tên của đơn vị hành chính thành lập mới và đổi tên đơn vị hành chính
Tên của đơn vị hành chính thành lập mới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Tên được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số.
2. Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính, cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.
Tên của đơn vị hành chính cấp huyện thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tên của đơn vị hành chính cấp xã thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện.
3. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị hành chính có thể được đổi tên. Tên mới của đơn vị hành chính này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trình tự, thủ tục đổi tên đơn vị hành chính được thực hiện như đối với trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Như vậy, tên gọi sau khi sáp nhập tỉnh thành lập đơn vị hành chính mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính, cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.
Tiêu chuẩn về quy mô dân số và diện tích đất của đơn vị hành chính cấp tỉnh như thế nào?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:
Tiêu chuẩn của tỉnh
1. Quy mô dân số:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên;
b) Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 1.400.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000 km2 trở lên;
b) Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 5.000 km2 trở lên.
3. Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thành phố hoặc 01 thị xã.
Như vậy, diện tích đất dân số của đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:
- Quy mô dân số:
+ Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên;
+ Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 1.400.000 người trở lên.
- Diện tích tự nhiên:
+ Tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000 km2 trở lên;
+ Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 5.000 km2 trở lên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Quy định về ủy quyền cho chính quyền địa phương mới nhất? Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính thế nào?
- Hành vi bị nghiêm cấm tại cơ sở cai nghiện ma túy theo Quyết định 1567 mới nhất năm 2025?
- Tiêu chí thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ được quy định như thế nào?
- Cơ quan thanh tra Công an nhân dân có con dấu riêng không? Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân?
- Thông tin trên thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động phải bao gồm các nội dung nào theo Nghị định 163?