Sáp nhập các tỉnh thành một tỉnh mới: Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cũ có tiếp tục hoạt động không?

Sáp nhập các tỉnh thành một tỉnh mới: Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cũ có tiếp tục hoạt động không? Sáp nhập tỉnh: Tên của tỉnh mới thành lập không được trùng với tên nào? Thẩm quyền đặt tên tỉnh mới sau khi sáp nhập các tỉnh?

Sáp nhập các tỉnh thành một tỉnh mới: Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cũ có tiếp tục hoạt động không?

Sáp nhập các tỉnh là việc hợp nhất hai hoặc nhiều tỉnh thành một đơn vị hành chính mới, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình này thường đi kèm với việc điều chỉnh ranh giới hành chính, tổ chức lại cơ quan chính quyền và sắp xếp nhân sự.

Căn cứ Điều 134 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp như sau:

Tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp
1. Trường hợp nhiều đơn vị hành chính nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
2. Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều này do một triệu tập viên được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới.
3. Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều này bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định, tại Điều 83 của Luật này và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.

Theo đó, trong trường hợp sáp nhập nhiều tỉnh thành một tỉnh mới thì đại biểu Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.

Hội đồng nhân tỉnh mới bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định, tại Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.

Sáp nhập các tỉnh thành một tỉnh mới: Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cũ có tiếp tục hoạt động không?

Sáp nhập các tỉnh thành một tỉnh mới: đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cũ có tiếp tục hoạt động không? (Hình từ Internet)

Sáp nhập tỉnh: Tên của tỉnh mới thành lập không được trùng với tên nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 30 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định tên của đơn vị hành chính thành lập mới và đổi tên đơn vị hành chính như sau:

Tên của đơn vị hành chính thành lập mới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Tên được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số.
2. Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.
Tên của đơn vị hành chính cấp huyện thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tên của đơn vị hành chính cấp xã thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện.
3. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị hành chính có thể được đổi tên. Tên mới của đơn vị hành chính này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trình tự, thủ tục đổi tên đơn vị hành chính được thực hiện như đối với trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

Theo đó, khi sáp nhập tỉnh thì tên mới của tỉnh không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.

Thẩm quyền đặt tên tỉnh mới sau khi sáp nhập các tỉnh?

Căn cứ Điều 129 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 245 Luật Đất đai 2024 về thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính:

Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
3. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Theo đó, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền đặt tên tỉnh mới sau khi sáp nhập các tỉnh.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tờ trình đổi tên đơn vị hành chính sau sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện mới nhất: Có đơn xin nghỉ theo Nghị định 178 vẫn không giải quyết việc tự nguyện xin nghỉ nếu không đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Đề án sáp nhập các tỉnh được xây dựng dựa trên căn cứ nào? Tiến độ thực hiện xây dựng đề án sáp nhập các tỉnh theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 có diện tích và quy mô dân số như thế nào?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh mới sau sáp nhập 52 tỉnh thành 2025 phải đáp ứng tiêu chuẩn gì theo dự thảo Nghị quyết sắp xếp ĐVHC?
Pháp luật
Lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành 2025 thay đổi thế nào? Khi nào sáp nhập tỉnh thành 2025?
Pháp luật
Sáp nhập 63 tỉnh thành còn 34 tỉnh thành (dự kiến)? Danh sách các tỉnh thành sáp nhập 2025?
Pháp luật
23/34 tỉnh thành sau sáp nhập năm 2025 được xác định từ 52 tỉnh thành nào? Tiêu chuẩn 23 tỉnh sau sáp nhập ra sao?
Pháp luật
Sau sáp nhập tỉnh thành 2025 sẽ bầu cử lại chức danh lãnh đạo? Bảo lưu tiền lương CBCCVC sau sáp nhập tỉnh 2025?
Pháp luật
Trung ương xem xét đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện hoàn thiện trong tháng 4 được trình bởi cơ quan nào theo Kết luận 127?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
107 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào