Sáng lập viên của Trung tâm trọng tài thương mại có thể là người nước ngoài theo quy định của pháp luật không?
Sáng lập viên của Trung tâm trọng tài thương mại có thể là người nước ngoài không?
Căn cứ Điều 24 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài
1. Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật này đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.
2. Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm:
a) Đơn đề nghị thành lập;
b) Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
c) Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo quy định này, sáng lập viên của Trung tâm trọng tài thương mại cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 và bắt buộc là công dân Việt Nam.
Trung tâm trọng tài thương mại (hình từ Internet)
Sáng lập viên của Trung tâm trọng tài có được quyền quyết định tên của tổ chức không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài
1. Tên của Trung tâm trọng tài được viết bằng tiếng Việt do các sáng lập viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Trung tâm trọng tài” và không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài đã được cấp Giấy phép thành lập, không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trong trường hợp Trung tâm trọng tài có tên bằng tiếng nước ngoài thì tên gọi đó phải là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của tổ chức trọng tài khác đang hoạt động tại Việt Nam.
2. Trung tâm trọng tài có thể có biểu tượng, nhưng không được sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm biểu tượng của mình.
3. Tên của Chi nhánh của Trung tâm trọng tài phải bao gồm cụm từ “Chi nhánh” và tên của Trung tâm trọng tài.
4. Tên của Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài phải bao gồm cụm từ “Văn phòng đại diện” và tên của Trung tâm trọng tài.
Chiếu theo quy định này, sáng lập viên của Trung tâm trọng tài được quyền quyết định tên của tổ chức mình.
Tuy nhiên, khi đặt tên cho Trung tâm trọng tài phải đảm bảo quy định của pháp luật, cụ thể:
Tên của Trung tâm trọng tài phải bao gồm cụm từ “Trung tâm trọng tài” và không thuộc các trường hợp sau:
- Trùng, gây nhầm lẫn với tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài đã được cấp Giấy phép thành lập,
- Vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều lệ của Trung tâm trọng tài thương mại có cần quy định phương thức thay đổi sáng lập viên không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Điều lệ của Trung tâm trọng tài
Điều lệ của Trung tâm trọng tài bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên của Trung tâm trọng tài; tên nước ngoài của Trung tâm trọng tài (nếu có);
2. Trụ sở chính;
3. Lĩnh vực, mục tiêu hoạt động;
4. Thời gian hoạt động;
5. Điều kiện cơ sở vật chất và nguồn tài chính, chế độ tài chính của Trung tâm trọng tài;
6. Cơ cấu tổ chức, cơ chế quản trị, tổ chức lại, giải thể Trung tâm trọng tài, cơ chế giải quyết tranh chấp nội bộ của Trung tâm trọng tài;
7. Người đại diện theo pháp luật của Trung tâm trọng tài, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;
8. Danh sách các sáng lập viên; phương thức thay đổi sáng lập viên của Trung tâm trọng tài; điều kiện kết nạp, khai trừ trọng tài viên; quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên;
9. Chế độ lưu trữ hồ sơ, tài liệu;
10. Thể thức thông qua điều lệ;
11. Thể thức công bố Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài;
12. Những nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, ngoài danh sách các sáng lập viên, điều lệ của Trung tâm trọng tài thương mại phải quy định phương thức thay đổi sáng lập viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?