Sản xuất sản phẩm dệt may có phải là ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không?
- Sản xuất sản phẩm dệt may có phải là ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không?
- Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may có bắt buộc phải thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động không?
- Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may phải tổ chức kiểm tra toàn diện về an toàn vệ sinh lao động vào thời gian nào?
Sản xuất sản phẩm dệt may có phải là ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không?
Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
2. Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.
3. Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.
4. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.
5. Thi công công trình xây dựng.
6. Đóng và sửa chữa tàu biển.
7. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
8. Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.
9. Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.
10. Tái chế phế liệu.
11. Vệ sinh môi trường.
Như vậy, theo quy định, sản xuất sản phẩm dệt may là một trong những ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Sản xuất sản phẩm dệt may có phải là ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may có bắt buộc phải thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động không?
Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may được quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH như sau:
Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
2. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào các thời Điểm sau đây:
a) Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời Điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;
c) Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
3. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo các bước sau đây:
a) Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may bắt buộc phải thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
Thời điểm đánh giá định kỳ nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động do doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may quyết định.
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may phải tổ chức kiểm tra toàn diện về an toàn vệ sinh lao động vào thời gian nào?
Việc kiểm tra an toàn vệ sinh lao động được quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH như sau:
Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2. Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động chủ động quyết định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 03 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
4. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề khác với ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong một năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may phải tổ chức kiểm tra toàn diện về an toàn, vệ sinh lao động ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 03 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?