Sản xuất quần áo bảo hộ lao động có mã ngành bao nhiêu? Có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Sản xuất quần áo bảo hộ lao động có mã ngành kinh tế bao nhiêu?
Căn cứ thep STT 14 Phần C Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:
14: SẢN XUẤT TRANG PHỤC
Ngành này gồm: Hoạt động may (may gia công hoặc may sẵn) bằng tất cả các nguyên liệu (ví dụ da, dệt, vải đan hoặc móc), tất cả các loại quần, áo (quần áo mặc ngoài hoặc quần áo lót của nam, nữ, trẻ em; quần áo đi làm, quần áo ở nhà hoặc quần áo của người thành thị...) và các đồ phụ kiện. Sản xuất trang phục ở ngành này không có sự phân biệt giữa quần áo cho người lớn và quần áo cho trẻ em hay quần áo truyền thống hoặc hiện đại.
141 - 1410 -14100: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
Nhóm này gồm:
- Sản xuất trang phục, nguyên liệu sử dụng có thể là bất kỳ loại nào có thể được tráng, phủ hoặc cao su hoá;
- Sản xuất trang phục bằng da hoặc da tổng hợp bao gồm các phụ kiện bằng da dùng trong các ngành công nghiệp như tạp dề da;
- Sản xuất quần áo bảo hộ lao động;
- Sản xuất quần áo khoác ngoài từ vải len, vải đan móc hoặc không phải đan móc... cho phụ nữ, nam giới, trẻ em như: áo khoác ngoài, áo jac ket, bộ trang phục, quần, váy...,
- Sản xuất quần áo lót hoặc quần áo đi ngủ làm từ vải len, vải đan móc, cho nam giới, phụ nữ hoặc trẻ em như: Áo sơ mi, áo chui đầu, quần đùi, quần ngắn bó, bộ pyjama, váy ngủ, áo blu, áo lót, coóc xê...,
- Sản xuất quần áo cho trẻ em, quần áo bơi, quần áo trượt tuyết;
- Sản xuất mũ mềm hoặc cứng;
- Sản xuất các đồ phụ kiện trang phục khác: Tất tay, thắt lưng, caravat, lưới tóc, khăn choàng;
- Sản xuất đồ lễ hội;
- Sản xuất mũ lưỡi trai bằng da lông thú;
- Sản xuất giày, dép từ nguyên liệu dệt không có đế;
- Sản xuất chi tiết của các sản phẩm trên.
Loại trừ:
- Sản xuất trang phục bằng da lông thú (trừ mũ lưỡi trai) được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú);
- Sản xuất giày dép được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép);
- Sản xuất trang phục bằng cao su hoặc nhựa không bằng cách khâu mà chỉ gắn với nhau được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su) và nhóm 22209 (Sản xuất sản phẩm khác từ plastic);
- Sản xuất găng tay da thể thao và mũ thể thao được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao);
- Sản xuất mũ bảo hiểm (trừ mũ dùng cho thể thao) được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);
- Sản xuất quần áo bảo vệ và quần áo chống lửa được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);
- Sửa chữa trang phục được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).
Theo quy định nêu trên thì sản xuất quần áo bảo hộ lao động có mã ngành kinh tế là 1410.
Sản xuất quần áo bảo hộ lao động có mã ngành bao nhiêu? Có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện? (Hình từ Internet)
Sản xuất quần áo bảo hộ lao động có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?
Căn cứ theo Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 và được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022), sản xuất quần áo bảo hộ lao động không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Muốn thành lập công ty TNHH MTV sản xuất quần áo bảo hộ lao động cần điều kiện thế nào?
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất quần áo bảo hộ lao động được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được căn cứ theo Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp áp dụng theo Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 50,000 Đồng/lần.
Lưu ý: Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Thông tư 47/2019/TT-BTC
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022
- Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022
- Luật Đầu tư 2020
- Quyết định 27/2018/QĐ-TTg
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?