Sản phẩm, hàng hóa là rượu thì có được quảng cáo không? Có bị xử phạt khi quảng cáo rượu không?
Khái niệm về quảng cáo
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 quy định về khái niệm quảng cáo cụ thể như sau:
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Sản phẩm, hàng hóa là rượu thì có được quảng cáo không?
Sản phẩm, hàng hóa là rượu thì có được quảng cáo không?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 có quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo cụ thể như sau:
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thuốc lá.
- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Như vậy, căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 thì rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên sẽ bị cấm quảng cáo. Nếu sản phẩm rượu mà bạn kinh doanh có nồng độ cồn dưới 15 độ thì vẫn được quảng cáo theo quy định của pháp luật.
Quy định về xử phạt liên quan đến quảng cáo rượu
Căn cứ tại Điều 33 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về vi phạm các quy định về quảng cáo rượu, bia quy định cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc quảng cáo rượu, bia.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ và quảng cáo bia sau đây:
+ Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin có nội dung, hình ảnh thể hiện rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
+ Sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia;
+ Quảng cáo trong các sự kiện, trên các phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
+ Quảng cáo trên phương tiện giao thông;
+ Quảng cáo trên báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật;
+ Quảng cáo trên phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật;
+ Quảng cáo không có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật;
+ Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác mà không có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên sau đây:
+ Quảng cáo trong các chương trình, hoạt động văn hóa, sân khấu, điện ảnh, thể thao;
+ Quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời, trừ biển hiệu của cơ sở kinh doanh rượu, bia.
- Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động quảng cáo rượu, bia có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm h khoản 2 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thu hồi, gỡ quảng cáo để loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Quảng cáo thuốc lá;
+ Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
+ Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;
+ Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành;
+ Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.
Từ những căn cứ pháp luật được đưa ra bên trên thì sẽ chia ra làm hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất: quảng cáo rượu dưới 15 độ vẫn có thể bị xử phạt nếu vi phạm tại Điều 33 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Trường hợp thứ hai: quảng cáo rượu trên 15 độ thì sẽ bị xử phạt tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Như vậy, bạn nên xem kỹ sản phẩm rượu của bạn có thuộc trường hợp vi phạm hay không để cân nhắc việc tiến hành quảng cáo để tránh vi phạm quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?