Sản phẩm công nghệ cao nào được khuyến khích phát triển? Điều kiện để sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển?
Điều kiện để sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Công nghệ cao 2008 thì sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển là sản phẩm công nghệ cao được tạo ra từ công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm;
- Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế - xã hội lớn;
- Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu;
- Góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
Sản phẩm công nghệ cao nào được khuyến khích phát triển?
Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển (Hình từ Internet)
Các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được quy định tại Phụ lục II Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển ban hành kèm theo Quyết định 38/2020/QĐ-TTg, có thể kể đến một số sản phẩm công nghệ cao như sau:
- Hệ thống, thiết bị, phần mềm, phân tích nhận dạng, dự báo, điều khiển dựa trên trí tuệ nhân tạo.
- Thiết bị, mô-đun, phần mềm, nền tảng, giải pháp tích hợp loT và dịch vụ nền tảng IoT.
- Thiết bị, phần mềm, giải pháp, dịch vụ công nghệ chuỗi khối (Blockchain).
- Thiết bị, phần mềm, giải pháp, dịch vụ ảo hóa, dịch vụ tích hợp hệ thống, điện toán đám mây, điện toán biên, điện toán sương mù.
- Thiết bị, phần mềm, giải pháp, dịch vụ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin tiên tiến.
- Thẻ thông minh, đầu đọc thẻ thông minh.
- Thiết bị, phần mềm, giải pháp, dịch vụ thực tại ảo (Virtual reality), thực tại tăng cường (Augmented reality) và thực tại trộn (Mixed reality).
- Mô hình thông tin công trình (Building Information Model-BIM).
- Phần mềm xử lý, cơ sở dữ liệu thông tin Y-Sinh.
- Dịch vụ thiết kế, tích hợp và tối ưu hóa các mạng lưới và hệ thống viễn thông trong hạ tầng viễn thông quốc gia,
- Dịch vụ tư vấn, thiết kế và cho thuê hệ thống công nghệ thông tin.
- Dịch vụ tích hợp và quản trị hệ thống công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin.
- Dịch vụ BPO, KPO, ITO điện tử; dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; dịch vụ tạo lập nội dung số tự động.
- Phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ kiểm thử phần mềm tự động.
- Vệ tinh, vệ tinh nhỏ, vệ tinh siêu nhỏ và thiết bị vệ tinh; thiết bị và trạm thu phát đầu cuối của vệ tinh; thiết bị bay; hệ thống điều khiển thiết bị bay.
- Hệ thống, thiết bị định vị toàn cầu.
- Thiết bị, mô-đun, phần mềm mạng thế hệ sau (4G, 5G, 6G, NG-PON, SDN/NFV, SD-RAN, SD-WAN, LPWAN, io-Link wireless. Network slicing, mạng truyền tải quang thế hệ mới).
- Thiết bị, phần mềm, giải pháp vô tuyến nhận thức (Cognitive radio).
- Thiết bị, mô-đun, phần mềm mã hóa, giải mã tín hiệu thế hệ mới (H.265/HEVC, H.266/VVC); thiết bị đóng gói và truyền tín hiệu trên nền tảng Internet, qua mạng viễn thông thế hệ sau (4G, 5G, 6G); hệ thống, thiết bị truyền hình lai ghép (HbbTV), truyền hình tương tác.
- Bản thiết kế vi mạch và lõi IP.
- Linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC); sản phẩm, mạch điện tử linh hoạt (PE).
- Màn hình độ phân giải cao.
- Máy tính nhúng và máy chủ, hệ thống tính toán hiệu năng cao.
- Hệ điều hành cho máy tính chuyên dụng, thiết bị di động thế hệ mới.
- Thiết bị đầu cuối thông minh thế hệ mới.
- Anten thông minh, anten mạng pha các dải băng tần.
- Thiết bị radar xuyên đất.
- Thiết bị, phần mềm, giải pháp, nền tảng, dịch vụ cho chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số trong các lĩnh vực ưu tiên.
- Hệ thống mô phỏng buồng điều khiển cho thiết bị và phương tiện giao thông vận tải, mô phỏng nhà máy sản xuất (Plant simulation).
- Thiết bị, giải pháp gia công phi truyền thống (Non-traditional Manufacturing-NTM) dùng siêu âm, tia lửa điện, hóa và điện hóa, plasma, tia nước áp suất cao, laser.
Xem thêm Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 38/2020/QĐ-TTg.
Nhà nước có chính sách gì để khuyến khích phát triển các sản phẩm công nghệ cao?
Tại Điều 4 Luật Công nghệ cao 2008 quy định về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động công nghệ cao như sau:
- Huy động các nguồn lực đầu tư, áp dụng đồng bộ các cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi ở mức cao nhất về đất đai, thuế và ưu đãi khác cho hoạt động công nghệ cao.
- Đẩy nhanh việc ứng dụng, nghiên cứu, làm chủ và tạo ra công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao; hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tham gia vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong hệ thống cung ứng toàn cầu.
- Tập trung đầu tư phát triển nhân lực công nghệ cao đạt trình độ khu vực và quốc tế; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước, lực lượng trẻ tài năng trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và các hoạt động công nghệ cao khác.
- Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ cao, đầu tư phát triển công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hình thành mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ phụ trợ cho ngành công nghiệp công nghệ cao.
- Dành ngân sách nhà nước và áp dụng cơ chế tài chính đặc thù để thực hiện nhiệm vụ, chương trình, dự án về công nghệ cao, nhập khẩu một số công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?