Săn bắt động vật rừng mà không nằm trong danh sách các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thì có được hay không?
Có được săn bắt động vật rừng thông thường trong khu rừng sản xuất không?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về bảo vệ rừng sản xuất như sau:
Bảo vệ rừng sản xuất
...
2. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp và quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng sản xuất phải được bảo vệ, bảo đảm sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.
...
Theo quy định trên thì tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng sản xuất phải được bảo vệ, bảo đảm sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.
Như vậy, dù là những loài động vật rừng thông thường trong khu rừng sản xuất thì cũng phải bảo vệ và không được săn bắt.
Có được săn bắt động vật rừng thông thường trong khu rừng sản xuất không? (Hình ảnh từ Internet)
Hành vi săn bắt động vật rừng thông thường trái phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi điểm a, b khoản 12 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định việc xử phạt hành vi săn bắt động vật rừng thông thường như sau:
Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng
Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 3.000.000 đồng.”
1a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.”
...
Đồng thời căn cứ khoản 15 Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d khoản 12 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng
...
15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.
...
Bên cạnh đó theo khoản 16 Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm đ khoản 12 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định thì hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng
...
16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.
Như vậy, theo những quy định trên, anh của bạn có hành vi săn bắt heo rừng có giá trị 7 triệu đồng (săn bắt động vật rừng) thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời, áp dụng hình thức phạt bổ sung đối với trường hợp này đó là tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm.
Ngoài ra, còn buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, gồm:
(1) Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
(2) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt đối với hành vi săn bắt động vật rừng thông thường hay không?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Những người có thẩm quyền của Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Đồng thời căn cứ Điều 27 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 18 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện sẽ có thẩm quyền xử phạt về hành vi săn bắt động vật rừng trái phép của anh bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?