Rừng phòng hộ đầu nguồn là gì? Dự án thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn gồm có những nội dung nào?
Rừng phòng hộ đầu nguồn là gì? Dự án thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn gồm có những nội dung nào?
Rừng phòng hộ đầu nguồn được giải thích theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ, đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên;
- Về lượng mưa: có lượng mưa bình quân hằng năm từ 2.000 mm trở lên hoặc từ 1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 - 3 tháng;
- Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát hoặc cát pha trung bình hay mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70 cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.
Dự án thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn gồm có những nội dung được căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Thành lập khu rừng phòng hộ
...
2. Nội dung của dự án thành lập khu rừng phòng hộ
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về phòng hộ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ, cung ứng dịch vụ môi trường rừng và đa dạng sinh học;
b) Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng dự án;
c) Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;
d) Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng phòng hộ đáp ứng tiêu chí rừng phòng hộ;
đ) Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng phòng hộ trên bản đồ;
e) Các chương trình hoạt động, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;
g) Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng phòng hộ; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu tư;
h) Tổ chức thực hiện dự án.
...
Theo quy định nêu trên thì nội dung của dự án thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn gồm có:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về phòng hộ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ, cung ứng dịch vụ môi trường rừng và đa dạng sinh học;
- Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng dự án;
- Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;
- Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng phòng hộ đáp ứng tiêu chí rừng phòng hộ;
- Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng phòng hộ trên bản đồ;
- Các chương trình hoạt động, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;
- Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng phòng hộ; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu tư;
- Tổ chức thực hiện dự án.
Rừng phòng hộ đầu nguồn là gì? Dự án thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn gồm có những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Muốn thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn cần chuẩn bị hồ sơ thế nào?
Muốn thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn cần chuẩn bị hồ sơ được căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
- Tờ trình của cơ quan quản lý khu rừng phòng hộ (bản chính);
- Dự án thành lập khu rừng phòng hộ (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng khu rừng phòng hộ (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng phòng hộ;
- Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
- Kết quả thẩm định.
Trình tự thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn được thực hiện theo mấy bước?
Trình tự thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn được xác định theo khoản 4 và khoản 5 Điều 17 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
(1) Trình tự thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn nằm trên địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng phòng hộ theo trình tự sau đây:
Bước 01: Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng phòng hộ;
Bước 02: Lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bước 03: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng phòng hộ;
Bước 04: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thành lập khu rừng phòng hộ.
(2) Trình tự thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn nằm trên địa bàn còn lại
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng phòng hộ theo trình tự sau đây:
Bước 01: Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng phòng hộ;
Bước 02: Lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Bước 03: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng phòng hộ;
Bước 04: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập khu rừng phòng hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?