Rừng được định giá như thế nào? Trong trường hợp nào rừng được định giá? Rừng trồng được đánh giá như thế nào?

Xin chào! Tôi muốn hỏi về việc định giá rừng được quy định như thế nào? Trong trường hợp nào rừng sẽ được định giá? Cụ thể đối với rừng trồng được đánh giá như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc! Xin cảm ơn!

Rừng được định giá như thế nào?

Tại Điều 90 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định việc định giá rừng như sau:

- Định giá rừng bao gồm các hoạt động nhằm xác định tổng giá trị kinh tế của rừng.

- Nguyên tắc định giá rừng được quy định như sau:

+ Phù hợp với giá trị lâm sản và giá trị dịch vụ môi trường rừng đang giao dịch trên thị trường tại thời điểm định giá;

+ Phù hợp với từng loại rừng gắn với quy định về quyền sử dụng rừng, khả năng sinh lợi và thu nhập từ rừng;

+ Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và khoa học.

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khung giá rừng trên địa bàn quản lý.

Rừng được định giá như thế nào?

Rừng được định giá như thế nào?

Trường hợp nào rừng được định giá?

Điều 91 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định trường hợp định giá rừng như sau:

- Trường hợp Nhà nước giao rừng, tổ chức đấu giá quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng; tính giá trị rừng khi thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị vốn góp; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước.

- Trường hợp xác định giá trị phải bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng; thiệt hại do thiên tai, cháy rừng và các thiệt hại khác đối với rừng; xác định giá trị rừng phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan tới rừng.

- Trường hợp xác định thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng.

- Trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Rừng trồng được định giá như thế nào?

Theo Điều 12 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định việc định giá rừng trồng như sau:

- Trường hợp cho thuê rừng:

+ Giá cho thuê rừng (GTrt) là giá khởi điểm được tính bằng tiền (đồng/ha) trong thời gian cho thuê rừng;

+ Giá khởi điểm cho thuê rừng, được tính như sau:

GTrt = TNrt x t

Trong đó:

TNrt là thu nhập dự kiến trong thời gian cho thuê (đồng/ha) được xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;

t là thời gian cho thuê rừng tính bằng năm.

+ Giá cho thuê rừng được xác định thông qua đấu giá cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về đấu giá.

- Trường hợp thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn):

+ Giá rừng khi thu hồi rừng, thanh lý rừng được tính bằng tổng thu nhập dự kiến trong thời gian cho thuê và được xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;

+ Giá rừng khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước được tính bằng giá rừng trồng (Grt), bao gồm tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt) được xác định theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này và thu nhập dự kiến (TNrt) xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật Lâm nghiệp được xác định như sau:

BTrt = Grt x Drt x Krt

Trong đó:

BTrt là giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng trồng;

Grt là giá rừng trồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;

Drt là mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng trồng;

Krt là hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường và chức năng sinh thái của rừng có giá trị bằng: 03 đối với rừng đặc dụng, 02 đối với rừng phòng hộ và 01 đối với rừng sản xuất.

- Thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng:

+ Giá rừng tính thuế, phí và lệ phí liên quan được tính trên cơ sở xác định múc thu nhập dự kiến (TNrt);

+ Xác định mức thuế, phí và lệ phí liên quan theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế, phí và lệ phí.

Khung giá rừng được ban hành dựa trên nguyên tắc nào?

Điều 13 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định nguyên tắc và thẩm quyền ban hành khung giá rừng như sau:

- Khung giá rừng được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

- Căn cứ quy định của pháp luật về quản lý rừng, định giá rừng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành khung giá cho từng loại rừng trên phạm vi của tỉnh và kịp thời điều chỉnh khung giá rừng khi các yếu tố hình thành giá rừng thay đổi.

- Khung giá rừng được xem xét điều chỉnh trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên.

Định giá rừng
Định giá rừng trong lâm nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành khung giá rừng? Cách xác định khung giá rừng như thế nào?
Pháp luật
Rừng được định giá như thế nào? Trong trường hợp nào rừng được định giá? Rừng trồng được đánh giá như thế nào?
Pháp luật
Vô tình gây cháy rừng thì có phải định giá rừng để bồi thường hay không? Công thức xác định giá trị bồi thường thiệt hại đối với rừng tự nhiên như thế nào?
Pháp luật
Để định giá cây đứng, xác định tổng trữ lượng gỗ cho khu rừng, xác định giá bán gỗ tròn tại bãi giao như thế nào?
Pháp luật
Để định giá quyền sử dụng rừng, xác định chi phí bình quân và doanh thu bình quân trước thời điểm định giá như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Định giá rừng
4,301 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Định giá rừng Định giá rừng trong lâm nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Định giá rừng Xem toàn bộ văn bản về Định giá rừng trong lâm nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào