Rừng bị thiệt hại là gì? Có bao nhiêu phương pháp xác định diện tích rừng bị thiệt hại theo quy định?
Rừng bị thiệt hại là gì?
Rừng bị thiệt hại được giải thích theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13458:2021 về Phương pháp xác định diện tích rừng bị thiệt hại như sau:
3.1
Rừng bị thiệt hại (damaged forest)
Rừng bị phá hủy hoặc bị tác động làm hư hại bởi con người hay các yếu tố tự nhiên, làm phá vỡ kết cấu và suy giảm diện tích, trữ lượng và chất lượng rừng.
CHÚ THÍCH: rừng bị chặt phá, bị cháy, bị sâu bệnh hại, bị chết, bị đổ gãy, vv...
3.2
Ranh giới rừng bị thiệt hại (boundary of damaged forest)
Đường phân định giữa khu vực rừng bị thiệt hại với các đối tượng xung quanh.
3.3
Diện tích rừng bị thiệt hại (area of damaged forest)
Diện tích chiếu bằng của phần nằm bên trong ranh giới rừng bị thiệt hại.
CHÚ THÍCH: đơn vị tính bằng m2.
Theo quy định nêu trên, rừng bị thiệt hại (damaged forest) là rừng bị phá hủy hoặc bị tác động làm hư hại bởi con người hay các yếu tố tự nhiên, làm phá vỡ kết cấu và suy giảm diện tích, trữ lượng và chất lượng rừng.
CHÚ THÍCH: rừng bị chặt phá, bị cháy, bị sâu bệnh hại, bị chết, bị đổ gãy, vv...
Rừng bị thiệt hại là gì? Có bao nhiêu phương pháp xác định diện tích rừng bị thiệt hại theo quy định? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu phương pháp xác định diện tích rừng bị thiệt hại?
Có 04 phương pháp xác định diện tích rừng bị thiệt hại được căn cứ theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13458:2021 về Phương pháp xác định diện tích rừng bị thiệt hại quy định về điều kiện áp dụng của từng phương pháp xác định như sau:
Bảng 1 - Điều kiện áp dụng của từng phương pháp xác định
Phương pháp | Điều kiện áp dụng |
Phương pháp đo vẽ trực tiếp | Hiện trường dễ tiếp cận và dễ nhận biết ngoài thực địa, địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn hoặc bằng 10 °) và diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 10 000 m2. |
Phương pháp đo vẽ bằng máy định vị | Hiện trường dễ tiếp cận và dễ nhận biết ngoài thực địa, diện tích thiệt hại lớn hơn 10 000 m2; hoặc nơi có diện tích nhỏ hơn 10 000 m2 nhưng có địa hình dốc (độ dốc lớn hơn 10 °), khó áp dụng được phương pháp đo vẽ trực tiếp. |
Phương pháp đo vẽ bằng ảnh vệ tinh | - Không thể tiếp cận trực tiếp được hiện trường để định ranh giới; - Có ảnh vệ tinh với độ phân giải không gian nhô hơn hoặc bằng 3 m ở 2 thời điểm trước và sau gần nhất (nhưng không quá 90 ngày) kể từ khi rừng bị thiệt hại. Khu vực cần đo vẽ trên ảnh vệ tinh không bị mây hoặc bóng mây che khuất, biểu hiện của sự thiệt hại trên ảnh vệ tinh phải dễ dàng nhận biết được bằng mắt thường. |
Phương pháp sử dụng ảnh chụp bằng thiết bị bay không người lái (UAV) | - Không thể tiếp cận trực tiếp được hiện trường để định ranh giới; - Có ảnh vệ tinh chụp tại thời điểm trước khi rừng bị thiệt hại không quá 120 ngày, ảnh vệ tinh có độ phân giải nhỏ hơn hoặc bằng 10 m; khu vực bị thiệt hại phải dễ được nhận biết trên ảnh vệ tinh bằng mắt thường. |
CHÚ THÍCH: Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể khác nhau để áp dụng từng phương pháp theo theo thứ tự ưu tiên quy định tại Bảng 1.
Xem thêm: Các phương pháp xác định diện tích rừng bị thiệt hại được hướng dẫn chi tiết tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13458:2021 về Phương pháp xác định diện tích rừng bị thiệt hại; Phụ lục A (Tham khảo), Phụ lục B (Tham khảo), Phụ lục C (Tham khảo) và Phụ lục D (Tham khảo) đính kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13458:2021 về Phương pháp xác định diện tích rừng bị thiệt hại.
Việc biên tập bản đồ diện tích rừng bị thiệt hại được hướng dẫn như thế nào?
Việc biên tập bản đồ diện tích rừng bị thiệt hại được hướng dẫn theo quy định tại Phụ lục E (Tham khảo) đính kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13458:2021 về Phương pháp xác định diện tích rừng bị thiệt hại như sau:
(1) Trình bày bản đồ diện tích rừng bị thiệt hại:
- Nội dung trình bày bản đồ theo hiện trạng rừng thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11565:2016 về Bản đồ hiện trạng rừng - Quy định về trình bày và thể hiện nội dung.
- Nội dung trình bày bản đồ theo quy hoạch lâm nghiệp thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11565:2016 về Bản đồ hiện trạng rừng - Quy định về trình bày và thể hiện nội dung.
(2) Các bước biên tập bản đồ diện tích rừng bị thiệt hại:
Mở lớp bản đồ rừng bị thiệt hại trên phần mềm QGIS và tiến hành biên tập trang in bản đồ theo các bước sau đây:
- Tạo một dự án mới.
- Trên thanh menu, vào “Dự án” và chọn “New Print Layout...”.
- Nhập vào tên dự án rồi nhấn nút OK.
- Nhấn nút phải chuột lên trang in và chọn “Thuộc tính trang”.
- Có thể tùy chỉnh kích thước trang giấy và hướng trang giấy ở mục “Page size” ở phía bên phải trang in.
- Thêm các thành phần vào trang in như: khung và lưới tọa độ, tiêu đề bản đồ, thước tỷ lệ, mũi tên chỉ hướng bắc, sơ đồ vị trí, chỉ dẫn,...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?