Rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng là gì? Mức trích lập dự phòng chung đối với tổ chức tín dụng là bao nhiêu?
Rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng là gì?
Khái niệm "Rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng" được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là rủi ro) là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận (sau đây gọi là thỏa thuận) với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Theo đó, rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng là gì? Mức trích lập dự phòng chung đối với tổ chức tín dụng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức trích lập dự phòng chung đối với tổ chức tín dụng là bao nhiêu?
Mức trích lập dự phòng chung đối với tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 7 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Mức trích lập dự phòng chung
1. Đối với tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4, trừ các khoản sau đây:
...
Theo đó, đối với tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô) số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4.
Lưu ý:
- Mức trích lập dự phòng chung đối với tổ chức tín dụng trừ các khoản sau đây:
+ Tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài;
+ Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
+ Khoản mua chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước;
+ Khoản mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
+ Các khoản nợ khác phát sinh từ hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Đối với tổ chức tài chính vi mô, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,5% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4 (không bao gồm tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật).
Tài sản có của tổ chức tín dụng phát sinh từ các hoạt động nào?
Tài sản có của tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
- Cho vay;
- Cho thuê tài chính;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
- Bao thanh toán;
- Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
- Trả thay theo cam kết ngoại bảng (bao gồm khoản trả thay nghĩa vụ của khách hàng trong hoạt động bảo lãnh, nghiệp vụ thư tín dụng (trừ các trường hợp quy định tại điểm n khoản này) và các khoản trả thay khác theo cam kết ngoại bảng);
- Mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành) chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom, không bao gồm mua trái phiếu chưa niêm yết bằng nguồn vốn ủy thác mà bên ủy thác chịu rủi ro;
- Ủy thác cấp tín dụng;
- Gửi tiền (trừ tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và gửi tiền (trừ tiền gửi không kỳ hạn) tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài;
- Mua, bán nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
- Mua chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành;
- Nghiệp vụ phát hành thư tín dụng trả chậm có điều khoản thỏa thuận bên thụ hưởng được thanh toán trả ngay hoặc trả trước ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng và nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng nguồn tiền của ngân hàng hoàn trả kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng; nghiệp vụ thương lượng thanh toán thư tín dụng;
- Mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng, trừ trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ theo thư tín dụng do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó phát hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?