Rẽ phải khi đèn đỏ năm 2025, xe máy và xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền? Bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép xe?
Rẽ phải khi đèn đỏ năm 2025, xe máy và xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
>> Tải Trọn bộ quy định xử phạt vi phạm an toàn giao thông năm 2025
Căn cứ tại khoản 7 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; điều khiển xe đi trên vỉa hè, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan;
b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
d) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
...
Đồng thời, căn cứ tại khoản 9 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
...
9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
d) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 11 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
...
Như vậy, đối với hành vi rẽ phải khi đèn đỏ thì mức xử phạt đối với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông như sau:
- Xe ô tô: Phạt tiền từ 18.000.000 - 20.000.000 đồng.
- Xe máy: Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng.
So với quy định trước đây tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, mức xử phạt như sau:
- Xe ô tô: Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng (bị bãi bỏ bởi điểm d khoản 8 Điều 52 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
- Xe máy: Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng (bị bãi bỏ bởi điểm d khoản 8 Điều 52 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
>>> Xem thêm: Lấn làn xe ô tô theo Nghị định 168, người điều khiển xe máy bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
Rẽ phải khi đèn đỏ năm 2025, xe máy và xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền? Bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép xe? (Hình từ Internet)
Bị trừ bao nhiêu điểm đối với lỗi rẽ phải khi đèn đỏ của xe máy và ô tô?
Căn cứ tại khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3; khoản 5; điểm b, điểm c, điểm d khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 4; điểm a khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7, điểm c khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, khoản 10 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Đồng thời, căn cứ tại khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
...
16. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm n, điểm o khoản 5 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm p khoản 5; điểm a, điểm c khoản 7; khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 9, khoản 10, điểm đ khoản 11 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Như vậy, đối với hành vi rẽ phải khi đèn đỏ thì người điều khiển xe máy và ô tô đều sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm.
Trường hợp nào, xe máy và ô tô được rẽ phải khi đèn đỏ?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu như sau:
Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
4.1. Khi đồng thời có, bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
4.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
4.1.2. Tín hiệu đèn giao thông;
4.1.3. Biển báo hiệu đường bộ;
4.1.4. Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
4.1.5. Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H;
4.1.6. Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
4.2. Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời.
Như vậy, chỉ trong một số trường hợp được cho phép thì người tham gia giao thông mới được rẽ phải, cụ thể:
- Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
- Có đèn tín hiệu hình mũi tên chuyển màu xanh, cho phép rẽ phải;
- Có biển báo cho rẽ phải;
- Có hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường như: vạch mắt võng bố trí ở làn đường trong cùng bên phải, tiểu đảo phân luồng cho phép rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?